
-
Honda HR-V trang bị hybrid gia nhập thị trường
-
Hyundai Palisade ưu đãi 50% lệ phí trước bạ trong tháng 4/2025
-
Vừa ra mắt, Geely Coolray đã tung ưu đãi 50% phí trước bạ
-
BYD tung mẫu xe hybrid đầu tiên vào thị trường Việt Nam
-
Honda Việt Nam lần đầu tiên có nữ Tổng giám đốc -
Xanh SM tri ân khách hàng và tài xế hơn 16 tỷ đồng, mỗi tuần tặng một xe VF 3
Lễ Tết luôn là những dịp lưu lượng xe cộ gia tăng, kết hợp với sự vội vã khiến tốc độ chạy xe cũng gia tăng, đặc biệt nguy hiểm trên đường cao tốc. Để đảm bảo không xảy ra những rủi ro tai nạn liên tiếp do không giữ khoảng cách, tài xế cần nắm vững một số kỹ năng dưới đây, theo Wikihow.
1. Chạy tụt lại
![]() |
Trừ khi đang ở trong tình huống giao thông đông đúc phải bám sát, còn lại không thực sự cần thiết khi theo đuôi hoặc chạy quá sát xe phía trước. Giữ một khoảng cách an toàn theo nguyên tắc 3 giây hoặc 4 giây, tùy điều kiện mặt đường cũng như thời tiết.
2. Đi chậm
Bằng cách chạy chậm có thể gia tăng khoảng cách với xe trước và cũng gia tăng thời gian để suy xét, phản ứng trước những tính huống bất ngờ. Nhưng luôn đảm bảo trên tốc độ tối thiểu, dưới tốc độ tối đa để không ảnh hưởng tới những phương tiện khác.
3. Không dừng xe sát xe trước
![]() |
Khi phải dừng chờ đèn đỏ hay vì một lý do nào đỏ, không nên dừng sát đuôi xe sau như hầu hết tài xế vẫn hay làm. Để loại bỏ điểm mù vì nắp ca-pô chắn, hãy dừng ở vị trí mà tài xế vẫn quan sát được lốp sau của xe phía trước.
Ví dụ khi dừng đèn đỏ trên đường dốc, lúc này giữ khoảng cách là điều quan trọng. Bởi lẽ, chẳng may ngồi sau vô-lăng xe trước là một tài mới lái số sàn, hoàn toàn có thể làm trôi xe khi đề-pa, hoặc nếu xe trước bị hỏng phải dừng giữa đường, tài xế vẫn có đủ khoảng trống để chuyển nhanh sang làn khác, tránh rủi ro va chạm.
4. Chú ý hơn khi thời tiết khắc nghiệt
![]() |
Mưa, gió, bão, tuyết, sương mù là những hình thái thời tiết kẻ thù với các tài xế. Trong những tình huống như thế, nên làm mọi việc cẩn thận hơn mức bình thường, giữ khoảng cách xa hơn, chạy chậm hơn và luôn tập trung cao độ.
5. Kiểm tra phanh
Thường xuyên mang xe đi kiểm tra phanh, hoặc khi nhận thấy hệ thống phanh có dấu hiệu lạ, làm việc kém, cần bảo dưỡng, thay thế nếu cần thiết. Khi phanh đã mòn, bị bụi đất, cát, đường thủy lực kém thì càng không "ăn" khi chạy tốc độ cao.
6. Kiểm tra lốp
![]() |
Lốp là bộ phận tối quan trọng, thể hiện tất cả những vấn đề xe gặp phải trước tiên và cũng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các công nghệ khác trên xe. Luôn kiểm tra để đảo lốp, thay thế khi cần thiết, đảm bảo mặt lốp ổn định.
7. Tập trung
Chạy xe đường dài luôn khiến tài xế dễ mất tập trung bởi tốc độ đều đều, thời gian lái kéo dài. Luôn giữ cơ thể trong tình trạng khỏe mạnh nhất, đầu óc tỉnh táo. Đổi tài xế khi thấy mệt mỏi hoặc dừng lại nghỉ ngơi đến khi có thể tiếp tục lên đường, "phía sau tay lái là cả gia đình".

-
Vừa ra mắt, Geely Coolray đã tung ưu đãi 50% phí trước bạ -
BYD tung mẫu xe hybrid đầu tiên vào thị trường Việt Nam -
Lynk & Co giảm 50% lệ phí trước bạ, tặng 10 triệu đồng khi thu cũ đổi mới -
Toyota, Subaru khuyến mại cho ô tô; Honda khuyến mại xe máy -
Honda Việt Nam lần đầu tiên có nữ Tổng giám đốc -
Xanh SM tri ân khách hàng và tài xế hơn 16 tỷ đồng, mỗi tuần tặng một xe VF 3 -
Triệu hồi gần 70 xe Honda CB650R và CBR650R
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển