-
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa -
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025
Xuất khẩu đã tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu
Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Trong số này, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm nông sản, thủy sản đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu tăng trưởng tốt, khi kim ngạch xuất khẩu cả nước đã đạt 43,03 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ, trong đó, nhóm công nghiệp chế biến tăng trưởng 12,5%.
Xưởng sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Công ty may 10. |
Tại Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam 2017 tổ chức ngày 20/4 tại Hà Nội, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, dù xuất khẩu đã tiến được những bước dài, nhưng mới chỉ gia tăng về số lượng, giá trị gia tăng thu về chưa tương xứng. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế, một số ngành phải phụ thuộc nhập khẩu.
Giá trị gia tăng một số ngành hàng xuất khẩu:
Điện tử gia dụng: 30-35%
Ô tô: 10-20%
Điện tử, tin học viễn thông: 15%
Điện tử, các ngành công nghiệp chế tạo cao: 5%\
Dệt may: 50-52%
Da giày: 40-45%
Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)
Đơn cử, sản xuất hàng công nghiệp đóng góp xuất khẩu cao như dệt may, da giày, linh kiện điện thoại… đều phải nhập khẩu về gia công, lắp ráp. Với cách đi như vậy, những năm qua, nhiều ngành hàng xuất khẩu đã tham gia vào được chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, tạo được vị trí nhất định, nhưng mới dừng lại ở mắt xích nhỏ chứ chưa vươn lên thành “chốt” trong chuỗi sản xuất đó.
Để hàng xuất khẩu thành “chốt” trong chuỗi sản xuất
Ông Trần Thanh Hải dẫn chứng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng liên tục. Cà phê Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu, nhưng chỉ là xuất thô để các nước nhập khẩu về chế biến lại. Sau khi chế biến, ly cà phê bán ra thị trường giá 25.000 đồng, tuy Việt Nam có đóng góp trong chuỗi sản xuất, nhưng giá trị thu về chỉ 3.000 - 4.000 đồng. Điều này tương tự với tôm, hạt điều, khi xuất khẩu phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Với nguyên liệu điều, Việt Nam có thế mạnh, nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu đã vơi nhiều và gần 50% điều nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ chế biến. “Chúng ta đã tiến dần vào được chuỗi cung ứng toàn cầu, nhập khẩu về chế biến, nhưng khâu chế biến này chỉ ở mức giá trị gia tăng rất thấp”, ông Hải cho biết.
Đại diện cho 16 triệu hộ nông dân, ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam mang đến Diễn đàn khá nhiều trăn trở về câu chuyện nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu, bởi giá trị của xuất khẩu chính là động lực cho những chủ thể tham gia sản xuất.
Là ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu cả nước và có sự chuyển biến khá rõ về nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiêp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng, ngành dệt may đã phát triển đúng định hướng là nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa đã được cải thiện rất rõ, nếu so với hơn chục năm về trước, đến năm 2016, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng lên gần 50%.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn TH đã chia sẻ về phát triển sản phẩm xuất khẩu. Ông Nguyễn Quang Phi Tín, Giám đốc Dự án TH cho biết, Tập đoàn đã có kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm xuất khẩu ngay từ ngày đầu tham gia đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, các dự án của TH đều án dụng các tiêu chuẩn sản xuất cao nhất: tiêu chuẩn ISO 9001-2015, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn trồng trọt VietGAP, Global GAP, Organic…
Sự nhập cuộc của ngành dệt may, hay những doanh nghiệp như TH đã và đang từng bước gia tăng giá trị cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.
-
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO -
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa
-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ