-
Khánh Hòa sắp cán mốc mục tiêu 9 triệu lượt khách du lịch năm 2024 -
Doanh nghiệp du lịch hủy hàng loạt tour vì mưa, lũ -
Cơ hội trải nghiệm ẩm thực Malaysia đúng điệu tại khách sạn Hà Nội Daewoo -
Hà Nội tỏa sáng với nhiều Giải thưởng Du lịch Thế giới 2024 -
Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận khảo sát và hợp tác du lịch tại Hàn Quốc -
Ninh Thuận quảng bá du lịch, cơ hội đầu tư tại TP.HCM
Tuần lễ Văn hóa, du lịch tỉnh Gia Lai - “đại tiệc” văn hóa nơi đại ngàn Tây Nguyên |
Du lịch văn hóa khởi sắc
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, khu vực Tây Nguyên có tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái rất đặc sắc, đa dạng và phong phú, gồm hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên với giá trị đa dạng sinh học cao; Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng; Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông; hệ thống thác nước hùng vĩ; khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm; nhiều thắng cảnh nổi tiếng và độc đáo… Đây là những tài nguyên quý giá để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên và sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
Tây Nguyên còn là địa bàn sinh sống của 49 dân tộc anh em, trong đó có nhiều dân tộc bản địa. Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa khác nhau như phong tục tập quán, nếp sống, kiến trúc nhà ở, lễ hội truyền thống (cồng chiêng, đua voi, bỏ mả, cơm mới, đâm trâu), văn hóa văn nghệ dân gian…
Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nhìn nhận, đây là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc các dân tộc bản địa cần được bảo tồn và phát huy. Việc khai thác những giá trị văn hóa này sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc cho Tây Nguyên.
"Các loại hình, sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các yếu tố đặc sắc về tài nguyên du lịch là lợi thế so sánh của Tây Nguyên so với các vùng du lịch khác của cả nước, có khả năng tạo ra sự khác biệt của du lịch Tây Nguyên, tạo nên thương hiệu và hình ảnh du lịch của nơi đây. Khi nói đến các sản phẩm du lịch này, chỉ ở Tây Nguyên mới có”, ông Việt đánh giá.
Có thể nói, những gợi ý của Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đã góp phần mở đường cho du lịch Tây Nguyên khởi sắc trở lại sau gần 3 năm “ngủ đông” do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.
- Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam
Theo nhận xét của một chuyên gia du lịch, năm 2023, du lịch Tây Nguyên phục hồi khá ấn tượng. Một số địa phương đã chuẩn bị được hệ thống sản phẩm phù hợp hơn, xây dựng được kế hoạch quảng bá truyền thông tốt, nhất là tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều sản phẩm mới, tạo sức thu hút.
Theo thống kê, năm 2023, tỉnh Lâm Đồng cán mốc hơn 8,6 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt hơn 15.500 tỷ đồng. Ba trong 4 tỉnh còn lại của Tây Nguyên đón trên dưới 1,2 triệu lượt du khách, tăng từ 16% đến hơn 22% so với năm 2022, như Đắk Lắk thu hút 1,16 triệu lượt khách (tăng trên 16%), tổng thu từ khách du lịch đạt 925 tỷ đồng; Gia Lai thu hút 1,2 triệu lượt khách (tăng 25%), tổng thu từ khách du lịch ước đạt 790 tỷ đồng; Kon Tum thu hút trên 1,3 triệu lượt khách (tăng gần 22%), tổng thu từ khách du lịch ước đạt 520 tỷ đồng.
Đây cũng là năm du lịch Tây Nguyên khởi sắc nhờ “đánh thức” giá trị truyền thống, các tỉnh trong khu vực này ghi nhận nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức từ cấp vùng tới cấp tỉnh.
Có thể kể đến Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum (từ ngày 29/11 đến ngày 1/12 với sự tham gia của 600 nghệ nhân); Tuần lễ Văn hóa, du lịch tỉnh Gia Lai (từ ngày 11 đến 19/11, tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên); Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk (từ ngày 18 đến 20/11); Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ VIII...
Các sản phẩm du lịch đặc trưng về trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch sinh thái tiếp tục thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Cải cách và làm mới câu chuyện liên kết
Trở về TP. Đà Nẵng sau khi tham dự Hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch văn hóa và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, diễn ra vào ngày 16/11/2023 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam vẫn còn nhiều trăn trở, làm sao để du lịch Tây Nguyên phát triển đúng tiềm năng, vị thế vốn có.
Trước câu hỏi đâu là thế mạnh mà du lịch Tây Nguyên cần tập trung khai thác trong năm 2024, ông Dũng không mất nhiều thời gian suy nghĩ mà trải lòng ngay: “Giá trị tài nguyên cốt lõi của các tỉnh Tây Nguyên là du lịch sinh thái rừng núi, sông hồ gắn với đại ngàn. Đây là thế mạnh khác biệt cần tập trung khai thác”.
Theo ông Dũng, đó là giá trị tài nguyên nổi bật nhất, vì hiện nay, xu hướng của du khách hướng đến giá trị sinh thái, giá trị xanh, các giá trị an toàn về cộng đồng, mà Tây Nguyên là vùng đất vô cùng phù hợp.
Ngoài ra, Tây Nguyên có giá trị văn hóa bản địa hết sức đặc sắc của nhiều dân tộc anh em. Văn hóa của mỗi dân tộc đều mang bản
sắc riêng.
“Phối hợp yếu tố sinh thái đại ngàn Tây Nguyên với văn hóa bản địa sẽ tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc. Giá trị cốt lõi nhất là ở đây”, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam bày tỏ.
Tuy nhiên, điều ông Dũng tâm tư nhất là làm sao mỗi địa phương phải xác định tài nguyên nổi bật, khác biệt, cốt lõi của mình để hình thành hệ thống sản phẩm. Hiện nay, điểm nổi bật nhất của Tây Nguyên mới dừng lại ở yếu tố khí hậu mát mẻ của TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Măng Đen (tỉnh Kon Tum), trở thành 2 điểm thu hút khách du lịch nhất của khu vực này.
Trên cơ sở xác định tài nguyên du lịch cốt lõi (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn), các địa phương phải xây được hệ thống sản phẩm phù hợp, định vị được nguồn khách tiềm năng, đâu là nguồn khách ngắn hạn và dài hạn, để rồi từ đó xác định kế hoạch quảng bá, xúc tiến hướng đến nguồn khách cần thu hút.
Đổi lại, công việc khác đặt ra cùng lúc là định hình cho được hệ thống dịch vụ và hạ tầng đi kèm để phục vụ khách du lịch mục tiêu.
Ngoài vấn đề đi tìm sự khác biệt, lâu nay, câu chuyện liên kết để phát triển bền vững du lịch khu vực Tây Nguyên dù đã được đề cập rất nhiều, nhưng theo nhận định của ông Dũng thì chưa hiệu quả, chưa thực sự đi vào chiều sâu.
Mặc dù thời gian qua, giữa các tỉnh Tây Nguyên đã có sự liên kết với nhau mang tính đặc thù như tỉnh Gia Lai với Kon Tum, Lâm Đồng với Đắk Lắk; liên kết Tây Nguyên với miền Trung như Lâm Đồng - Khánh Hòa - Ninh Thuận, Gia Lai - Bình Định, Kon Tum - Quảng Ngãi - Quảng Nam về trao đổi khách du lịch. Song, mối liên kết này còn lỏng lẻo và mang tính hình thức.
Để có sự đột phá về liên kết phát triển du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, đầu tiên, các địa phương trong vùng phải xác định sản phẩm chung, sản phẩm liên tuyến (vẫn đang trong quá trình đi tìm sản phẩm chung). Thứ hai là huy động các nguồn lực xúc tiến sản phẩm chung.
Trong đó, vấn đề khó nhất, theo ông Dũng, là phải xử lý hài hòa về mặt lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp của mỗi địa phương. Cho nên, việc cần phải tiếp tục làm là hình thành cơ chế xúc tiến vùng - điều mà lâu nay mới dừng ở đề xuất. “Chúng ta có thể tham khảo mô hình của các nước như Thái Lan, Nhật Bản”, ông Dũng nói.
Lý giải thêm về điều này, ông Dũng chia sẻ, khi vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng, nguồn lực Trung ương rót về, nguồn lực các địa phương huy động sẽ ra được nguồn lực xúc tiến vùng. Đây sẽ là nguồn lực xúc tiến hiệu quả theo dạng hình thành các mối liên kết, hình thành các laster tương đồng về dịch vụ.
Từ đó, ông Dũng đề xuất, nếu có bên thứ ba là các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhà nước, nguồn lực Trung ương hỗ trợ các nhóm liên kết này, thì sẽ rất hiệu quả. Nguồn lực từ bên thứ ba sẽ giám sát được các địa phương thực hiện.
Khép lại năm 2023, tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai Chương trình Liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên vào cuối tháng 12/2023, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, ông Nguyễn Lê Phúc nhấn mạnh: “Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, trong bối cảnh cạnh tranh du lịch ngày càng gay gắt, thì liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng, tạo ra những sản phẩm độc đáo có sức cạnh tranh cao, đưa du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương và đất nước”.
Trong năm 2024, câu chuyện liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên và khu vực miền Trung vẫn là bài toán khó, cần tiếp tục tìm lời giải.
-
Chủ tịch World Travel Award Graham Cooke trao ba giải thưởng du lịch cho Hà Nội -
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long vận hành trở lại sau bão Yagi -
Ninh Bình sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà làm phim quốc tế -
Liên kết giữa điện ảnh và du lịch là xu hướng tất yếu -
Cơ hội trải nghiệm ẩm thực Malaysia đúng điệu tại khách sạn Hà Nội Daewoo -
Hà Nội tỏa sáng với nhiều Giải thưởng Du lịch Thế giới 2024 -
Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận khảo sát và hợp tác du lịch tại Hàn Quốc
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang