
-
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng thu hút hàng triệu lượt khách du lịch
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
-
Quảng Ninh đón 12,1 triệu lượt du khách trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Nhật Bản tăng tốc thu hút khách Việt Nam
-
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương -
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc
![]() |
Khách du lịch tại Phú Quốc. |
Vòng xoáy rẻ mài mòn sự uy tín
Sau giai đoạn hồi phục hậu Covid-19, du lịch Việt Nam bước vào thời kỳ mới, với mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025, tiến tới 25 triệu lượt vào năm 2030. Tuy nhiên, một trong những lực cản lớn nhất lại chính là sự tồn tại dai dẳng của mô hình “tour 0 đồng”, hình thức tưởng như hấp dẫn nhưng lại đang âm thầm bào mòn uy tín điểm đến và làm méo mó thị trường du lịch.
Thực chất, “tour 0 đồng” không phải là sản phẩm miễn phí, đây là loại hình tour giá rẻ bất thường, trong đó du khách gần như không phải trả tiền cho chi phí di chuyển, ăn ở hay vé tham quan. Lợi nhuận của doanh nghiệp tổ chức được bù đắp từ việc đưa khách đến các điểm mua sắm chỉ định, nhận lại khoản chia hoa hồng từ các cơ sở bán hàng.
Mô hình này lần đầu xuất hiện tại Thái Lan từ năm 1995, sau đó lan rộng sang các thị trường đón khách Trung Quốc như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, và dần bén rễ tại Việt Nam sau năm 2010, đặc biệt tại các điểm đến như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long…
Không khó để nhận ra những tour kiểu này thường có dấu hiệu bán dưới giá thành, bỏ qua nhiều trải nghiệm văn hóa, cảnh quan để “chạy tour” theo lịch trình mua sắm dày đặc. Hướng dẫn viên có thể bị ép doanh số bán hàng, thậm chí trở thành “cò mồi” cho các cửa hàng.
Tại Trung Quốc, nơi xuất phát phần lớn nguồn khách trong các tour 0 đồng đã nhiều lần siết chặt hoạt động này. Luật Du lịch Trung Quốc năm 2013 quy định chi tiết về việc công bố số điểm mua sắm, cấm ép khách tiêu dùng, xử phạt nặng doanh nghiệp và hướng dẫn viên vi phạm. Tuy nhiên, chính các cơ quan chức năng cũng thừa nhận vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để, cuối cùng phải để thị trường tự điều tiết.
Tương tự, tại Thái Lan, năm 2016 chiến dịch “dẹp tour 0 đồng” được thực hiện rầm rộ. Chính phủ tước giấy phép hàng loạt công ty vi phạm, đẩy chi phí tour từ mức 4.000 tệ lên 9.000 tệ/người (tương đương gần 30 triệu đồng). Kết quả là lượng khách Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng, thị trường chao đảo, buộc chính phủ Thái phải nới lỏng, tổ chức xúc tiến ngược tại Quảng Châu để gỡ rối.
Ngược lại, các nước châu Âu và Mỹ chấp nhận sự tồn tại của tour giá rẻ, miễn là mọi điều kiện và dịch vụ được công khai minh bạch. Chính sự trung thực và minh bạch này khiến tỷ lệ khiếu kiện của khách thấp, góp phần xây dựng uy tín dài hạn cho điểm đến.


Ông Nguyễn Văn Quảng, Tổng giám đốc Viet Orient Hospitality
Từ các kinh nghiệm trên, Việt Nam cần rút ra một nguyên tắc cốt lõi: Không thể và không nên cấm sạch tour giá rẻ, mà phải quản lý chặt để chơi một cuộc chơi sòng phẳng. Nói cách khác, thay vì chạy theo số lượng, cần tái định vị chiến lược phát triển du lịch theo hướng lấy chất lượng làm trung tâm.
Trước mắt, cần hoàn thiện hệ thống pháp lý từ ban hành giá sàn tour inbound ở các thị trường dễ thao túng đến yêu cầu minh bạch hóa hợp đồng tour, công bố điểm mua sắm trong lịch trình. Các hành vi gian lận, ép buộc, lừa dối khách phải bị xử phạt nghiêm khắc và công khai.
Song song đó, cần thiết lập các đường dây nóng hỗ trợ du khách bằng nhiều ngôn ngữ (Trung, Hàn, Nhật, Nga, Anh...) tại các sân bay, khách sạn, điểm tham quan và phương tiện giao thông. Khi du khách gặp sự cố, kênh phản ánh kịp thời sẽ là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi và gìn giữ hình ảnh quốc gia.
Tôn trọng khách hàng, định vị thương hiệu quốc gia
Tại Việt Nam, những doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng đã và đang bị ảnh hưởng trước “cuộc chơi không sòng phẳng”. Ông Nguyễn Văn Quảng, Tổng giám đốc Viet Orient Hospitality chia sẻ: “Tour 0 đồng là kiểu làm ăn phá giá, phi đạo đức, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành. Nếu tiếp diễn, doanh nghiệp chân chính sẽ bị đào thải, còn khách quốc tế sẽ quay lưng với Việt Nam”.
Theo ông Quảng, điều cần làm trước tiên là thành lập liên minh doanh nghiệp du lịch uy tín, công khai cam kết nói không với tour 0 đồng. Từng công ty cần minh bạch giá cả, cấu trúc tour, rõ ràng các dịch vụ bao gồm - không bao gồm, và kiên quyết không ép khách mua sắm. Đây chính là cách để khôi phục niềm tin và khẳng định vị thế chuyên nghiệp của doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh đó, truyền thông cần vào cuộc mạnh mẽ. Các KOLs, KOCs, travel bloggers, chuyên gia du lịch nên được mời chia sẻ trải nghiệm thực tế, cảnh báo công khai về tour kém chất lượng, qua đó hình thành thói quen tiêu dùng du lịch có trách nhiệm trong cộng đồng.
Đối với chính quyền địa phương, nhất là các điểm đến lớn như Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc, TP.HCM cần tăng cường kiểm tra đột xuất, công bố danh sách công ty vi phạm, đình chỉ hoạt động nếu cần thiết. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi về thuế, hạ tầng, truyền thông quốc tế cho các doanh nghiệp làm du lịch xanh, du lịch cộng đồng.
Để chặn đứng từ gốc tình trạng tour giá rẻ kiểu thao túng, cần sự hợp tác song phương giữa Việt Nam và các quốc gia gửi khách. Việc tiến tới ký cam kết không áp dụng mô hình “tour 0 đồng”, cùng giám sát từ khâu bán tour tại nước ngoài sẽ góp phần khép kín vòng kiểm soát.
Có thể coi đây là bài toán về danh dự quốc gia, nếu du khách bị lừa, bị ép mua hàng kém chất lượng, họ sẽ có cái nhìn tiêu cực về hình ảnh đất nước. Do đó, muốn định vị lại thương hiệu du lịch, điều bắt buộc là phải dám từ bỏ mô hình dễ dãi, tái thiết chính sách pháp lý, khuyến khích doanh nghiệp chính trực và nâng cao vai trò giám sát từ cơ quan quản lý.
Khi du khách cảm thấy được tôn trọng, tự khắc họ sẽ trở thành “đại sứ” lan tỏa giá trị điểm đến. Và chính từ đó, thương hiệu du lịch Việt bền vững, đẳng cấp, có trách nhiệm sẽ được định hình một cách rõ nét.

-
Tái định vị du lịch Việt, chặn “tour 0 đồng” phi đạo đức -
Quảng Ninh đón 12,1 triệu lượt du khách trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Nhật Bản tăng tốc thu hút khách Việt Nam -
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương -
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc -
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe” -
Chương trình giao lưu văn hóa Trung Quốc - ASEAN năm 2025 tại thành phố Huế
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower