Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Làm rõ công nghệ lựa chọn cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Anh Minh - 18/08/2018 08:02
 
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện, trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Tàu cao tốc Shinkaisen sử dụng công nghệ động lực phân tán của Nhật Bản.
Tàu cao tốc Shinkaisen sử dụng công nghệ động lực phân tán của Nhật Bản.

Chiều qua (16/8), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về tình hình nghiên cứu đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam để chuẩn bị hoàn thiện báo cáo nghiên cứu giữa kỳ.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nội dung công việc chuẩn bị cho nghiên cứu báo cáo giữa kỳ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sắp tới còn nhiều, song tiến độ triển khai của Liên danh tư vấn (Tedi-Tricc-Tedisouth) còn chậm.

Bên cạnh đó, chất lượng nghiên cứu lần này còn thiếu nhiều thông tin, dữ liệu cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể làcông nghệ dự án chưa có thông tin so sánh, căn cứ làm rõ để đề xuất lựa chọn công nghệ đoàn tàu phân tán động lực.

“Những so sánh, đánh giá và đề xuất để lựa chọn công nghệ phải trung thực, nêu bật được ưu, nhược điểm và căn cứ đề xuất áp dụng ở Việt Nam”, Bộ trưởng nói và cho rằng, báo cáo của tư vấn cho thấy, xu hướng thế giới lựa chọn công nghệ động lực phân tán, nhưng mới chỉ so sánh hai loại hình công nghệ.

Trước đó, báo cáo với Bộ trưởng, đại diện Liên danh tư vấn cho biết, yếu tố cơ bản để tạo nên sự khác biệt về công nghệ của đường sắt tốc độ cao là công nghệ đoàn tàu và hệ thống thông tin tín hiệu điều khiển chạy tàu. Về công nghệ đoàn tàu, hiện trên thế giới có 2 xu hướng là: đoàn tàu được vận hành bằng công nghệ kéo - đẩy (Pháp, Đức, Hàn Quốc) và công nghệ động lực phân tán đều ở cả đoàn tàu (Nhật, Đài Loan).

Đối với hệ thống thông tin tín hiệu, tư vấn cho biết, hiện các nước có xu hướng sử dụng công nghệ truyền tín hiệu qua mạch điện đường ray, song đang có xu hướng xây dựng hệ thống tín hiệu và điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến trong tương lai. Cũng theo tư vấn, các nước trên thế giới đang có xu hướng chủ yếu lựa chọn, phát triển theo công nghệ đoàn tàu động lực phân tán. Lý do công nghệ này có ưu điểm đoàn tàu có trọng lượng nhẹ hơn, tim ray hẹp hơn, đường hầm diện tích hẹp hơn… so với công nghệ còn lại. Vì vậy, tư vấn kiến nghị lựa chọn loại công nghệ trên để phù hợp xu hướng thế giới. Hơn nữa, công nghệ trên “có tính mở”, có thể dùng chung cho nhiều nhà cung cấp và Việt Nam có thể tiến dần đến làm chủ được công nghệ.

Liên quan vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, tiêu chí so sánh để lựa chọn công nghệ cũng cần làm rõ khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ, mô hình vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn.

Theo nghiên cứu đề xuất, hướng tuyến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu bắt đầu từ Hà Nội đến TP.HCM, đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài khoảng 1.545km và dự kiến có 23 ga (trong đó, có 5 ga chính) và 5 khu Depot. Hướng tuyến được tính toán đi tránh các khu vực có địa hình, địa chất phức tạp, nhạy cảm về môi trường 

Bộ GTVT bàn phương án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh, Nghệ An
Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải ( Bộ GTVT) Nguyễn Ngọc Đông và lãnh đạo hai địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh vừa có buổi làm việc nghe tư vấn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư