-
Chủ tịch một công ty bất động sản muốn thoái hết vốn -
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu -
Nam Việt lên kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 2.666,68 tỷ đồng -
Cảng Sài Gòn đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội
Ba năm liên tiếp không trả cổ tức
Khoảng 3 - 5 năm trước, các công ty liên quan tới Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex, mã BCM) tại Bình Dương thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trên sàn chứng khoán với chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn và đều đặn cho cổ đông. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp này bước vào giai đoạn trì hoãn trả cổ tức, cũng như không trả cổ tức cho cổ đông.
Trong tình cảng tương tự, với việc tiếp tục lỗ lũy kế tới 56,64 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/6/2024, Becamex BCE khó có thể trả cổ tức 5% trong năm 2024, nếu không xóa hết lỗ lũy kế tại thời điểm ngày 31/12/2024. Trước đó, kế hoạch trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 5% (khoảng 17,5 tỷ đồng) của Công ty đã bị hủy để bù lỗ cho năm 2022, đồng thời không trả cổ tức năm 2022 và năm 2023.
Bên cạnh việc không trả cổ tức, Becamex BCE cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, do việc kinh doanh thua lỗ dẫn tới lỗ lũy kế 56,64 tỷ đồng, bằng 16,2% vốn điều lệ và giá cổ phiếu chỉ còn 5.830 đồng/cổ phiếu (thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), nên Công ty không thể tăng vốn như kế hoạch.
Được biết, trong nhiều năm trước đó, Becamex BCE liên tục duy trì cổ tức tiền mặt hấp dẫn đối với cổ đông. Trong đó, năm 2016 trả cổ tức với tỷ lệ 8%, năm 2017 tiếp tục 8%, năm 2018 với tỷ lệ 10%, năm 2019 với tỷ lệ 12% và năm 2020 với tỷ lệ 9%.
Thực tế, tại thời điểm ngày 30/6/2024, Becamex BCE chỉ sở hữu quỹ tiền mặt là 18,77 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng tài sản. Ngược lại, tổng nợ vay lên tới 45,22 tỷ đồng, bằng 14,3% vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh tiền mặt hạn chế, tại thời điểm cuối quý II/2024, tài sản của Becamex BCE là 415,38 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của bên thứ ba, chiếm 71,6% tổng tài sản; tồn kho chỉ ghi nhận 39,3 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng tài sản… Trong đó, theo thuyết minh của Công ty, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn chủ yếu liên quan tới phải thu các khách hàng liên quan hợp đồng xây dựng.
Lĩnh vực xây dựng kinh doanh dưới giá vốn
Sau nhiều năm triển khai các dự án xây dựng cho các đơn vị liên quan Công ty mẹ Becamex, vài năm trở lại đây, Becamex BCE trở thành chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án nhà ở thương mại dịch vụ công nhân tại Khu công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng (Bình Dương), Dự án nhà ở thương mại dịch vụ công nhân tại huyện Chơn Thành (Bình Phước).
Xét về cơ cấu đóng góp của lĩnh vực bất động sản trong doanh thu của Becamex BCE, năm 2021 ghi nhận 9,51 tỷ đồng, chiếm 8,93% tổng doanh thu; năm 2022 không ghi nhận doanh thu; năm 2023 ghi nhận khoảng 29,4 tỷ đồng, chiếm 23,97% tổng doanh thu và nửa đầu năm 2024 lại không đóng góp.
Tới năm 2021, Becamex BCE chào bán thêm 5 triệu cổ phiếu BCE ra bên ngoài để nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng. Sau phát hành cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của Becamex tại Becamex BCE đã giảm từ 51,82% về chỉ còn 44,42% và giữ nguyên tới hiện tại. Dù không còn sở hữu hơn 51%, nhưng Becamex vẫn hạch toán là Công ty mẹ của Becamex BCE, do vẫn nắm quyền kiểm soát các hoạt động tại Becamex BCE.
Như vậy, sau giai đoạn đầu chủ yếu triển khai dự án xây dựng cho các chủ đầu tư để tích lũy vốn và kinh nghiệm, Becamex BCE bắt đầu trở thành chủ đầu tư, nhưng tỷ trọng mảng bất động sản không đáng kể.
Trong năm 2024, ông Nguyễn Kim Tiên, Tổng giám đốc Becamex BCE cho biết, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển các dự án bất động sản, đẩy mạnh công tác làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở cho khách hàng, thực hiện các giải pháp thu hồi công nợ.
“Công ty sẽ tiếp tục thi công các dự án đã thực hiện trong năm 2023 và khởi công các dự án như Nhà ở thương mại dịch vụ công nhân tại Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước; hạ tầng R2A Ecolakes; Nhà ở thương mại dịch vụ công nhân Bàu Bàng (diện tích 18.000 m2) tại lô 5D (ấp 5, thị trấn Lai Uyên, Bầu Bàng, Bình Dương); các công trình hạ tầng do Becamex IDC làm chủ đầu tư”, ông Tiên cho biết thêm.
Trong nửa đầu năm 2024, khi hoạt động bất động sản không đóng góp doanh thu, hoạt động xây dựng kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 2,09 tỷ đồng, Công ty lỗ thêm 16,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 10,8 tỷ đồng.
Có thể thấy, động thái chuyển dịch sang bất động sản của Becamex BCE không gặp thời khi lĩnh vực này trong giai đoạn khó khăn, việc tăng vốn từ 350 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng để bổ sung vốn triển khai dự án không thực hiện được, hoạt động cốt lõi ban đầu là xây dựng đang thua lỗ.
-
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Công trình đường sắt thoái 23,2% vốn tại Đá Hoàng Mai -
Pharmedic tiếp tục hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển, trả cổ tức tỷ lệ 109% -
Saigonres ghi nhận lãi trong quý III/2024 tăng 127,7%, lên 42,51 tỷ đồng -
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Đón cổ đông lớn Gelex, Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội -
B.C.H muốn huy động 449,5 tỷ đồng để trả nợ vay ngân hàng và nhà cung cấp
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số