
-
Doanh nghiệp chuyển đổi xanh từ những “bước chân” nhỏ nhất
-
Stavian đầu tư Dự án Tổ hợp Tái chế nhựa ở Thanh Hóa
-
Nắng nóng cực đoan khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường
-
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ trong việc chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”
-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên
Không còn tâm lý “vứt đi cho xong”, người dân bắt đầu nhìn nhận từng chiếc vỏ chai, lon bia hay mảnh nhựa là một phần của tài nguyên có thể tái tạo, thậm chí mang lại lợi ích kinh tế.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo quy định của Luật, từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn sẽ trở thành bắt buộc trên toàn quốc. Những hộ dân không tuân thủ có thể bị xử phạt hành chính đến một triệu đồng.
Trong bối cảnh đó, những mô hình sáng tạo từ cơ sở nhằm lan tỏa lối sống xanh không chỉ đi trước một bước mà còn tạo nền móng cho việc thực thi pháp luật hiệu quả, bằng chính sự đồng thuận và tự giác của cộng đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, bảo vệ môi trường không thể làm bằng mệnh lệnh hành chính mà phải bắt đầu từ sự thay đổi trong tư duy và hành vi của người dân. Những sáng kiến như “biến rác thành sinh kế” không chỉ góp phần cải thiện môi trường sống mà còn nâng cao chất lượng đời sống, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.
Chính sự kiên trì và đổi mới từ cơ sở đã tạo nên sức sống cho các mô hình môi trường ở nhiều vùng quê hiện nay. Từng chiếc giỏ nhựa tái chế, từng chậu cây xanh được đổi từ rác không chỉ là hành động đơn lẻ mà là biểu hiện của một phong trào đang lan rộng - lối sống xanh vì tương lai bền vững.
Một trong những mô hình tiêu biểu của lối sống xanh là Green Life Hạ Long (Quảng Ninh). Đây là một hợp tác xã hoạt động theo mô hình kinh tế tuần hoàn từ rác thải sinh hoạt.
Khởi đầu từ những hành động đơn giản như nhặt từng chai nhựa, mảnh vải vụn, ủ phân compost từ rác hữu cơ, Green Life đã phát triển thành một mạng lưới liên kết gồm nông dân, trường học, chợ dân sinh và doanh nghiệp.
Mô hình hoạt động theo quy trình ba bước: thu gom, làm sạch và tái chế. Những vật liệu tưởng như bỏ đi như túi nilon, vải thừa, banner quảng cáo… đều được bàn tay cần mẫn của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ tái sinh thành các sản phẩm hữu ích như túi xách, dây buộc tóc, thảm trải sàn.
Bà Trần Thị Hương, Giám đốc HTX Green Life chia sẻ rằng, tái chế là quá trình tái sinh. Một mảnh vải nhỏ cũng có thể kể lại câu chuyện về lối sống xanh.
Mỗi sản phẩm không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến người tiêu dùng. Sản phẩm tái chế của Green Life đều kèm theo thông tin về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất và hướng dẫn sử dụng bền vững, giúp người tiêu dùng kết nối với chính những câu chuyện đằng sau sản phẩm.
Năm 2025 Green Life triển khai chiến dịch “Rác không còn vô danh”, thúc đẩy phân loại và tái chế rác thải ngay từ nguồn. Đồng thời, HTX cũng đang xây dựng nền tảng trực tuyến để kết nối người tiêu dùng với sản phẩm tái chế, mở rộng thị trường cho hàng hóa thân thiện với môi trường.
Green Life Hạ Long được đánh giá là một mô hình tiên phong, không chỉ trong lĩnh vực tái chế mà còn mở rộng sang du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
Nhiều trường học tại Hạ Long đã hợp tác tổ chức chương trình ngoại khóa để học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt động thu gom, phân loại và tái chế rác, từ đó hình thành thế hệ tiêu dùng mới, có trách nhiệm hơn với môi trường.
Về phía tỉnh Quảng Ninh, địa phương này cũng đang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tái chế hoặc tái sử dụng ít nhất 30% rác thải sinh hoạt. Chính quyền tỉnh đang kêu gọi sự tham gia của các hợp tác xã, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư vào mạng lưới phân loại rác tại nguồn, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phong trào lối sống xanh hiện đang lan tỏa mạnh mẽ đến TP. Cần Thơ - một trong những đô thị lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2025, thành phố đặt mục tiêu trồng từ 1.351.000 đến 1.414.800 cây xanh phân tán, trong đó khoảng 30.000 cây sẽ được trồng tại 9 quận, huyện trong dịp phát động phong trào “Tết trồng cây”.
Những vị trí được ưu tiên phủ xanh gồm vỉa hè đô thị, công viên, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, hành lang giao thông nông thôn, ven sông, kênh rạch và các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Đặc biệt, Cần Thơ khuyến khích trồng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế và khả năng sinh trưởng nhanh như sao, dầu, xà cừ, hoàng hậu, gáo vàng, tre, trúc, keo lai, tầm vông, bạch đàn...
Theo một đại diện ngành nông nghiệp Cần Thơ, dù là thành phố trực thuộc Trung ương, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng, là sinh kế chính của một bộ phận người dân.
Trong quá trình thâm canh, việc sử dụng vật tư nông nghiệp ngày càng phổ biến nhưng vấn đề xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người nông dân.
Nhân dịp Ngày Môi trường thế giới (5/6 năm nay), ngành nông nghiệp thành phố kêu gọi các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền về lợi ích lâu dài của việc trồng cây, bảo vệ môi trường và xử lý rác thải đúng cách, đặc biệt là thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.
Đồng hành cùng Cần Thơ trong hoạt động này, Công ty Syngenta Việt Nam - đơn vị có hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình thiết thực nhằm kết nối phát triển nông nghiệp bền vững với bảo vệ môi trường.
Ông Trần Thanh Vũ, Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam khẳng định, công ty luôn coi trọng trách nhiệm xã hội, không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các sáng kiến như chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh”.
Trong năm 2025, Syngenta sẽ phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ trồng gần 1.200 cây xanh các loại như bằng lăng, sao đen, bướm hồng... nhằm lan tỏa thông điệp sống xanh, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy đa dạng sinh học, hướng tới xây dựng các tuyến đường nông thôn kiểu mẫu.

-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi -
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên -
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon -
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo -
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến -
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín