-
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản)
Hàn Quốc tăng lương tối thiểu từ năm 2021 |
Theo thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, mới đây, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã chính thức công bố việc áp dụng mức lương tối thiểu kể từ 01/01/2021.
Trước đó, Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã tiến hành các phiên thảo luận về mức tăng lương tối thiểu năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp và đã đề xuất mức lương tối thiểu là 8.720 won/giờ vào ngày 14/7/2020.
Theo quy định của Luật lương tối thiểu hiện hành, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc cho phép giới chủ và các tổ chức đại diện người lao động được phép đề xuất ý kiến khác về đề xuất tăng lương này đến hết ngày 30/7/2020.
Đến hết thời hạn nêu trên, không có ý kiến phản đối đối với mức lương tối thiểu năm 2021 đã được đề xuất. Do đó, kể từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu dành cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc là 8.720 won/giờ (tương đương 7,32 USD/giờ, tăng 1,5% so với năm 2020 (8.590 won/giờ) và là mức tăng lương tối thiểu thấp nhất kể từ năm 1988. Mức tăng này tiếp tục khiến Hàn Quốc khó đạt kỳ vọng tăng lương tối thiểu lên 10.000 won/giờ vào năm 2022.
Căn cứ mức lương tối thiểu theo giờ đã được thống nhất, mức lương tối thiểu theo tháng là 1.822.480 won (tương đương khoảng 1.530 USD) đối với thời gian làm việc tiêu chuẩn 40 giờ/tuần (bao gồm ngày nghỉ có lương).
Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin để các doanh nghiệp biết và làm căn cứ để thỏa thuận, ký kết hợp đồng với đối tác Hàn Quốc và người lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động khi đi làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2021.
Đầu tháng 8 vừa qua, Bộ LĐTB&XH cũng vừa có công văn hướng dẫn các địa phương về tiếp tục thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Theo đó, trong thời gian chờ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) dự kiến được thông qua vào kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV (khoảng tháng 11/2020) và có hiệu lực bắt đầu từ tháng 07/2021, Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo Thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Liên quan đến chương trình này, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cảnh báo, việc tuyển chọn lao động cho Chương trình phái cử lao động thời vụ dành cho người nước ngoài là được thực hiện trực tiếp bởi chính quyền địa phương của hai nước, hướng đến tính minh bạch và công bằng, tuyệt đối nghiêm cấm sự can thiệp hoặc môi giới của cá nhân hay tổ chức bên ngoài, do đó có thể cắt giảm các chi phí không cần thiết, phòng chống việc bỏ trốn và đảm bảo tối đa lợi ích kinh tế cho người lao động.
Trong thời gian gần đây, liên tiếp có tin báo gửi đến Đại sứ quán Hàn Quốc về việc một tổ chức với tên gọi Hiệp hội giao lưu văn hóa kinh tế thế giới (ECI) đã mạo danh là đoàn thể có quyền hạn đối với công tác phái cử lao động thời vụ, đưa ra những nội dung sai sự thật, tiếp xúc với doanh nghiệp tư nhân trong nước, chính phủ ngoài nước, chính quyền địa phương, đại sứ quán và doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài để môi giới lao động thời vụ.
Do đó, Đại sứ quán Hàn quốc xin thông báo ngoài chính quyền địa phương, không bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân nào có quyền can thiệp hoặc môi giới, do đó các công dân Việt Nam cần đặc biệt chú ý để không phải chịu thiệt hại đáng tiếc nào xảy ra.
-
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài -
Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức lên đô thị loại II -
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng
-
1 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
2 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
3 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
4 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm