-
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực -
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
Bỏ ngỏ dấu hiệu sai phạm
Như Báo Đầu tư đã phản ánh qua bài viết “Đấu thầu rối rắm, sinh nhiều hệ lụy” (số 20, ngày 15/2/2017) rằng, sự việc càng trở nên “mù mịt” hơn sau khi Sở Y tế tỉnh Bình Thuận vào cuộc xác minh và ban hành Kết luận số 792/KL - SYT (ngày 6/4/2015).
Những thông tin thể trong Kết luận số 792/KL - SYT cho thấy trong phần “Kết quả kiểm tra hồ sơ dự thầu” và “Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu” của gói thầu mua sắm máy đốt điện, Sở Y tế đã chỉ ra được những điểm khác biệt rất căn bản. Đơn cử, trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu Nguyên Quốc có Giấy chứng nhận “Chuyên đề bồi dưỡng Đại học chuyên ngành Điện tử y sinh học” do Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội cấp cho ông Nguyễn Đức Hưng và “Giấy phép bán hàng của nhà phân phối”, do ông Phạm Quang Hưng, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nam Đô (Công ty Nam Đô) ký. Vậy nhưng, trong “Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu” thì Giấy chứng nhận “Chuyên đề bồi dưỡng Đại học chuyên ngành Điện tử y sinh học” được thay thế bằng Bằng tốt nghiệp đại học ghi tên Nguyễn Đức Hưng, tốt nghiệp ngành Điện tử và “Giấy phép bán hàng của nhà phân phối” lại do ông Nguyễn Ngọc Riệc, Giám đốc Công ty Nam Đô ký. Cần phải nói rõ ràng, cả hai giấy phép bán hàng đó được cấp từ hai pháp nhân, do hai người ký, nhưng đều chung thời điểm cấp là ngày 16/5/2014 (!?)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thể giải quyết triệt để những khúc mắc trong đấu thầu thiết bị. Ảnh: N.T |
Sự sai biệt trên được thanh tra Sở Y tế lý giải là do Chủ đầu tư cho phép nhà thầu Nguyên Quốc bổ sung làm rõ hồ sơ dự thầu. Không đồng tình với đánh giá của Sở Y tế nội dung này, bà Thủy tố cáo lên UBND tỉnh rằng, “nhằm đối phó với cơ quan thanh tra, Tổ chuyên gia đấu thầu lập “Biên bản họp tổ chuyên gia đấu thầu” với nội dung thống nhất trình chủ đầu tư cho phép nhà thầu bổ sung các tài liệu trên.
Điều lạ thường là, “Biên bản họp tổ chuyên gia đấu thầu” không có số hiệu, nhưng vẫn được Giám đốc Bệnh viện bút phê đồng ý.
Không xét biên bản nghiệm thu… vẫn trúng thầu!
Về nội dung tố cáo hiện tượng thông thầu tại gói thầu trên, khúc mắc xoay quanh 2 hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực nhà của nhà thầu Nguyên Quốc được thanh tra Sở Y tế kết luận như sau: Thứ nhất, hợp đồng tương tự, biên bản thanh lý hợp đồng của nhà thầu Nguyên Quốc với Liên doanh Viet - Nga Vietsovpetro đúng về hiện tượng, biên bản nghiệm thu không đảm bảo tính pháp lý. Song Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận không đưa các tài liệu này vào xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xét thầu dựa vào văn bản xác nhận của Trung tâm Y tế Limo.
Thứ hai, hợp đồng tương tự nhà thầu Nguyên Quốc ký với cửa hàng Vật tư dụng cụ y tế Đức Nhân, kết luận xác định mã số thuế của Cửa hàng Đức Nhân thể hiện trong biên bản thanh lý ghi ngày 17/5/2014 trùng khớp với mã số thuế thể hiện trong hợp đồng TL04.TH/10-13 ký ngày 2/4/2013 giữa nhà thầu Nguyên Quốc với Cửa hàng Đức Nhân. Về chữ ký của chủ cửa hàng Đức Nhân giữa các văn bản không xác định được giống hay khác nhau.
Mục 1, Chương III, Tiêu chuẩn đánh giá của hồ sơ mời thầu quy định, yêu cầu để được đánh giá là “đạt” về kinh nghiệm là: “số lượng các hợp đồng về thiết bị y tế đã thực hiện trong thời gian từ năm 2011 đến nay lớn hơn, hoặc bằng 4 hợp đồng (trong đó có ít nhất 2 hợp đồng đã cung cấp giường cấp cứu tương tự như hồ sơ mời thầu), mỗi hợp đồng có giá trị lớn hơn 860 triệu đồng”. Thế nhưng, nhà thầu Nguyên Quốc chỉ có thể cung cấp 2 bản thanh lý hợp đồng và do không thể có thêm 2 bản thanh lý hợp đồng nhằm chứng minh năng lực, nhà thầu Nguyên Quốc đã lý giải, “thiếu 2 bản thanh lý hợp đồng bởi khách hàng không yêu cầu ký biên bản thanh lý”.
Song có lẽ nhận ra lý giải trên khó có thể thuyết phục, nên sau đó, nhà thầu này lại cung cấp 2 biên bản thanh lý hợp đồng cùng ghi ngày 17/5/2014, trong đó 1 bản không có chữ ký, 1 bản có chữ ký của đại diện cửa hành Đức Nhân. Với những dẫn chứng này, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đáng lẽ nhà thầu này đã bị loại ngay. Hơn nữa, để lập lại kỷ cương trong đấu thầu, cần phải tổ chức thêm một cuộc điều tra làm rõ nghi vấn giả mạo giấy tờ, gian dối trong cuộc đấu thầu này.
Về khúc mắc trong gói thầu này trong đơn tố cáo gửi UBND tỉnh Bình Thuận, bà Thủy nêu rõ: “Công văn số 459/BVBT-TCGĐT, ngày 15/5/2014 về việc sửa lỗi và làm rõ hồ sơ dự thầu có mâu thuẫn”. Theo bà Thủy, công văn này ghi “theo đề nghị của Tổ chuyên gia đấu thầu”, trong khi đó biên bản số 183/BB- TCGĐT (ngày 12/5/2014) kết luận của Tổ chuyên gia đấu thầu ghi “Do nhà thầu không đạt về kỹ thuật, nên cũng không cần thiết yêu cầu nhà thầu phải có văn bản chấp thuận sửa lỗi trong đơn dự thầu, thống nhất trình chủ đầu tư hủy kết quả đấu thầu gói thầu trên”.
Thực tế, quá trình thẩm định của Tổ thẩm định thầu diễn ra từ ngày 23/5 đến ngày 3/6/2014. Quá trình đó nếu có vướng mắc, thì chủ đầu tư mới tổ chức họp 2 Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ. So sánh thời gian phát hành Văn bản số 459/BVBT-TCGĐT với thời gian diễn ra việc thẩm định, có thể thấy, văn bản của Tổ chuyên gia đấu thầu được ban hành trước cuộc họp của chính họ tới 8 ngày!
Sau khi bài viết “Đấu thầu rối rắm, sinh nhiều hệ lụy” được Báo Đầu tư đăng tải, ngay lập tức, chúng tôi đã nhận được thêm khá nhiều đơn tố cáo của chính những người đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận về những sai phạm trong công tác đấu thầu mua sắm thiết bị tại đơn vị này. Báo Đầu tư sẽ tìm hiểu và tiếp tục thông tin tới độc giả về những lình xình tại Bện viện Đa khoa Bình Thuận trong thời gian sớm nhất.
-
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024