
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị phạt từ 6 - 7 năm tù
-
Công bố tên 84 sản phẩm sữa thu giữ trong vụ Hacofood và Rance Pharma
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất đai khi sắp xếp các đơn vị hành chính
-
Nửa đầu tháng 4, Hải quan phối hợp bắt nhiều vụ ma túy lớn -
Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu thuốc lá
![]() |
Có 13 bị cáo bị đưa ra xét xử trong phiên tòa sơ thẩm |
Nguyễn Ngọc Phương, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đưa ra xét xử về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Trong vụ án này, một số bị cáo cũng bị đưa ra xét xử về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Bị cáo Đinh Thị Diệu Thúy, Giám đốc nhân sự Công ty Lotte P&D Việt Nam bị đưa ra xét xử về tội: “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Ngoài ra, 3 bị cáo là cán bộ một ngân hàng lớn bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Ngọc Phương ngoài việc là Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, còn thành lập nhiều doanh nghiệp khác, trực tiếp đứng tên hoặc thuê người làm đại diện pháp luật.
Ở trong nước, Phương thành lập Công ty TNHH DPC Hà Nội, Công ty cổ phần Giá Diệp, Công ty cổ phần Quốc tế Lăng Nguyên, Công ty TNHH Chuyển giao khoa học và công nghệ quốc tế DPC, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Aqua-com, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án Đông Đô.
Tại Hồng Kông, Phương thành lập Công ty Louis Alliance Company Limited (Công ty Louis), Công ty International Trading HongKong Limited (Công ty International), Công ty Global Trading Service Limited (Công ty Global).
Quá trình điều tra xác định, từ năm 2014 đến năm 2018, thông qua một số tổ chức tín dụng, Nguyễn Ngọc Phương đã chỉ đạo nhân viên sử dụng các công ty của mình để lập khống hồ sơ thanh toán quốc tế, chuyển trái phép 148 lượt tiền ra nước ngoài, với tổng số tiền hơn 214 triệu USD (tương đương 4.719 tỷ đồng).
Để có tiền chuyển ra nước ngoài, Nguyễn Ngọc Phương đã câu kết với cán bộ ngân hàng và chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn. Còn để hợp thức hồ sơ nhập khẩu, Phương ra lệnh cho nhân viên làm giả hồ sơ hải quan nộp cho phía ngân hàng để giải ngân và thanh toán quốc tế đối với số tiền còn lại theo mẫu hợp đồng nhập khẩu. Từ đó, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Phương tại Việt Nam đã nhiều lần chuyển cho các doanh nghiệp của bị cáo này mở tại Hồng Kông.
Quá trình điều tra cũng xác định, sau khi Công ty International, Công ty Louis, Công ty Global nhận được tiền, vợ chồng Phương đã thực hiện chuyển tiền vào tài khoản cá nhân và một số công ty tại Việt Nam, với tổng số tiền 212 triệu USD (khoảng 4.773 tỷ đồng).
Khai báo tại tòa, bị cáo Nguyễn Ngọc Phương thừa nhận hành vi của mình, song cho rằng, ban đầu lập nhiều công ty với mục đích để vay vốn đầu tư dự án, chứ không có mục đích gì khác. Sau đó, do vướng mắc nhiều vấn đề, các dự án không đủ điều kiện được vay, nên nghĩ ra cách làm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa qua lại giữa các công ty để được ngân hàng phê duyệt, giải ngân.
Bị cáo Phương khai, sau khi chuyển tiền trót lọt về Việt Nam, đã làm nhiều dự án, nhưng do ảnh hưởng của Covid-19 nên các dự án đều thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng.
Nhiều đồng phạm trong vụ án là người thân, họ hàng, nhân viên của Phương, được nhờ đứng tên pháp nhân các công ty, ký hợp đồng khống để hợp thức các thủ tục vay vốn, hoàn toàn không biết gì về kinh doanh, không điều hành hoạt động gì.
Các bị cáo này khai, khi được Phương yêu cầu thì ký, không biết đó là giấy tờ gì, phục vụ mục đích gì và cũng không hưởng lợi gì. Chỉ đến khi vụ án vỡ lở, cơ quan điều tra giải thích, mới hiểu bản chất sự việc và hậu quả về hành vi của mình.
Trong khi đó, trình bày trước Hội đồng Xét xử, 3 cựu cán bộ ngân hàng cũng thừa nhận có sai phạm trong hoạt động vay vốn, song cho rằng, thời điểm đó, Công ty Vàng Phú Cường kinh doanh rất tốt, hợp tác nhiều dự án lớn với các bộ, ngành nên tạo được uy tín, có thời điểm được hệ thống ngân hàng đánh giá cao, nên có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo. Hậu quả là ngân hàng này bị thiệt hại hơn 42 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 34 tỷ đồng, nợ lãi hơn 8 tỷ đồng.

-
Lật tẩy chiêu trò lập khống hợp đồng, chuyển hàng ngàn tỷ qua biên giới -
Để mất loạt “đất vàng”, cựu Tổng giám đốc Vinatea bị phạt 12 năm tù -
Chủ tịch Vàng Phú Cường bị đề nghị phạt từ 14 - 16 năm tù -
Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu thuốc lá -
Vụ sữa giả và câu hỏi về trách nhiệm quản lý -
Liên tục bắt nhiều vụ nhập lậu vàng qua Sân bay Nội Bài -
Ông Chu Lập Cơ và Trương Huệ Vân được giảm án trong vụ án Vạn Thịnh Phát
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh