-
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân -
Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam -
Vietnam Airlines chào đón những hành khách đầu tiên nhân dịp năm mới 2025 -
Vietjet hoàn thành mục tiêu 10 tàu bay mới trong năm 2024 -
“Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025
Trong đó, thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn, lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất; còn đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm đứt gãy kết nối thương mại nông sản giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy vậy, nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành quả đáng kể trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, mở ra nhiều kỳ vọng phát triển mới.
Nhân những ngày đầu năm 2021, ông Lê Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lavifood chia sẻ thêm về hành trình đưa nông sản từ nông trại Việt Nam đến bàn ăn của thế giới trong bối cảnh hậu Covid 19.
Là một trong các doanh nghiệp nông nghiệp đầu đàn trong chế biến rau củ quả, ông đánh giá thế nào về kết quả của nông nghiệp Việt Nam năm 2020?
2020 là một năm gian khó nhưng cũng rất đặc biệt với nông nghiệp. Đại dịch Covid 19 đã tác động nặng nề đến tình hình thương mại nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc.
Theo đó, tại các cửa khẩu biên giới phía bắc, hàng trăm xe nông sản ùn ứ, nằm chờ thông quan do liên quan đến quá trình kiểm dịch và nhân lực vận chuyển từ phía Trung Quốc.
Vậy nhưng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, trong đó có nhóm ngành rau củ quả lại tạo kỳ tích bất ngờ, cán mốc 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong đó có nhóm ngành rau củ quả.
Có được kết quả đó, doanh nghiệp chúng tôi phải cảm ơn những nỗ lực của Đảng, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị trong việc kịp thời kiểm soát, ngăn chặn Đại dịch Covid và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đâu là trọng tâm trong chiến lược đưa nông sản Việt vươn ra thị trường quốc tế của Lavifood trong bối cảnh Hậu Covid?
Tại Hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng hồi tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới trong vòng 10 năm tới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản phải đứng vào top 10 thế giới.
Từ “đặt hàng” của Thủ tướng, Lavifood đã lựa chọn chiến lược tập trung đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu theo mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao ngành rau củ quả.
Một là, đầu tư mở rộng chuỗi nhà máy và vùng trồng tiêu chuẩn
Năm 2019, Lavifood đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là 1 trong 5 nhà máy hiện đại nhất Châu Á với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng.
Thủ tưởng phát biểu tại chuyến thăm nhà máy Tanifood ngày 20/8/2018. |
Tanifood là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người (LEED SILVER) của Tổ chức Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ và cũng là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành.
Năm 2020, đại dịch Covid 19 bùng phát trên quy mô toàn thế giới, chúng tôi đã lập tức tìm giải pháp biến “mối nguy” trở thành “cơ hội” để ngành Rau củ quả Việt Nam chiếm lĩnh ‘bàn ăn của thế giới”.
Ví dụ ngay khi thanh long bị ùn ứ tại các cửa khẩu, nông dân có nguy cơ đổ bỏ, mất trắng, nhà máy lập tức nghiên cứu công thức chế biến nước ép thanh long và tổ chức thu mua, bao tiêu cho bà con với số lượng cực lớn phục vụ chế biến, sản xuất.
Trong bối cảnh các nước không có điều kiện sản xuất nông nghiệp thay đổi mạnh mẽ về “an ninh lương thực” và cấu trúc chuỗi cung ứng, Lavifood cũng đã xây dựng chiến lược chủ động đưa Việt Nam thành vựa lương thực cao cấp cho thế giới.
Để thực hiện kế hoạch đó, thời gian qua, Lavifood đã liên tục có các chương trình hợp tác chiến lược với Liên Minh HTX Việt Nam, với các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh… để tổ chức các vùng trồng công nghệ cao và các cụm sản xuất.
Lavifood kí các cam kết bao tiêu cho bà con nông dân. |
Điều đó sẽ giúp sản phẩm của Lavifood sẽ "sạch" từ nguyên liệu đến thành phẩm. Đến năm 2025, Lavifood dự kiến sẽ mở rộng vùng trồng lên tới 33.100ha, sản lượng rau củ quả đạt 1 triệu tấn/năm và tổng doanh thu chạm cột mốc 1,5 tỷ USD/năm.
Cùng với đó, Lavifood sẽ xây dựng chuỗi nhà máy bắt đầu ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc, …
Hai là, củng cố mạng lưới Logistics và thương mại
Lavifood cũng bắt tay ngay với một số doanh nghiệp Logistics quốc tế như Iceloft (Bỉ) tổ chức ngay hệ thống kho lạnh thông minh phục vụ nhu cầu bảo quản, lưu trữ nông sản cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Kho lạnh đầu tiên trong chuỗi 05 kho phục vụ các tỉnh ven sông Hậu đã được khởi công tại Trà Vinh ngay sau khi Việt Nam công bố hết dịch.
Chúng tôi tin rằng, nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn như Lavifood thì ngành rau, củ, quả Việt Nam sẽ có vị thế cao trên thế giới. Và nếu Việt Nam làm được 63 nhà máy như Tanifood (khoảng 8.000 tỷ/năm khi nhà máy Tanifood hoạt động hết công suất) thì doanh thu mang lại cho ngành nông sản Việt Nam sẽ là 22,5 tỷ USD. Khi đó nước ta thực sự sẽ là một cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới!
Nông dân đóng vai trò như thế nào trong chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao ngành rau củ quả mà Lavifood đang xây dựng?
Người nông dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị nông nghiệp mà Lavifood đang vận hành. Họ là nhân tố trung tâm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, là người làm nên nông sản chất lượng, là nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cho nhà máy.
Lavifood làm gì để đồng hành cùng nông dân nâng tầm nông sản Việt?
Lavifood đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ chế biến sâu hiện địa với những nhà máy quy mô lớn, tiên tiến như Lavifood, Tanifood… để có thể bao tiêu hết tất cả các loại trái cây của bà con.
Với việc đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood có công suất lên đến 60.000 tấn thành phẩm/năm sẽ không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam mà còn góp phần nâng cao thu nhập ổn định, bền vững cho bà con nông dân.
Ngoài ra, với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sản phẩm sang thị trường “khó tính” như Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Singapore… chúng tôi bắt tay xây dựng trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm và phát triển Giải pháp Phần mềm Hỗ trợ Nông dân E-Farm nhằm hỗ trợ, tư vấn cho nông dân về xu hướng thị trường, các giải pháp kỹ thuật, sử dụng vật tư nông nghiệp, sơ chế và bảo quản nông sản… để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, liên kết và hợp tác để đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Chúng tôi cũng đã phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Xanh Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp hữu cơ và một số tổ chức khác triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp bền vững cho nông dân, đặc biệt là thế hệ nông dân trẻ nhằm liên tục nâng cao nhận thức, kĩ năng và tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp cho các nhóm thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm từng bước tạo ra một thế hệ nông dân mới năng động và hiểu biết, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế.
Ông có thể chia sẻ về một số kế hoạch của Lavifood trong thời gian tới?
Trong những năm gần đây, Lavifood luôn luôn đồng hành với Chính phủ trong chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng như trong các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam với khát vọng giới thiệu nông sản Việt Nam tới bạn bè thế giới.
Phải kể đến các sự kiện đặc biệt như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 tại Hà Nam, Hội nghị 'Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019', AFF Cup...
Trong thời gian tới, Lavifood sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm chất lượng, an toàn, tự nhiên, tốt cho sức khoẻ được làm từ rau củ quả và dược liệu.
Đây cũng là một trong những sứ mệnh quan trọng của Lavifood để góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn, khoẻ mạnh.
Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm cả trong và ngoài nước. Song song với việc triển khai nhà máy và mở rộng vùng trồng. Mỗi giai đoạn, sẽ có một nhiệm vụ trọng tâm nhưng có 1 mục tiêu mà Lavifood kiên định theo đuổi chính là phát triển kinh tế định hướng xanh, bền vững.
Lavifood tặng học bổng cho học sinh sinh viên dân tộc thiểu số. |
Chúng tôi mong muốn làm mỗi một mảnh đất mình đặt trụ sở, từ nhà máy đến vùng trồng, đều được giữ gìn, bảo vệ. Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp với các đối tác để thực hiện việc trồng cây, phủ xanh trên hàng chục héc ta rừng ở các địa bàn Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bằng biện pháp xen canh, đa tán cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu…
Đây không chỉ là hành động hưởng ứng sáng kiến trồng thêm 1 tỷ cây xanh do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động mà còn là giải pháp tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ bám trụ vùng biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng như ổn định an ninh quốc phòng của địa phương.
-
Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam -
Vietnam Airlines chào đón những hành khách đầu tiên nhân dịp năm mới 2025 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 1/1/2025 -
Vietjet hoàn thành mục tiêu 10 tàu bay mới trong năm 2024 -
“Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
Doanh nghiệp thành phố Thái Bình hướng về người nghèo dịp Tết Nguyên Đán 2025 -
Dấu ấn mới trên hành trình phát triển bền vững của ROX Group
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM