-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Thương vụ Việt Nam tại Australia, Bộ trưởng Nông nghiệp của Australia, ông Barnaby Joyce đã tuyên bố cấm nhập khẩu tôm trong vòng 6 tháng kể từ tháng 1/2017 do dịch đốm trắng bùng phát ở Bang Queensland.
Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh cho hay, lệnh cấm này đã gây ra thiệt hại cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, trong đó lượng tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia vào khoảng 55 triệu AUD.
"Lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm chưa qua nấu chín mà không có thời gian cảnh báo đủ để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam biết và có các giải pháp nhằm tránh tổn thất lớn về kinh tế là việc làm mà theo chúng tôi là chưa thực sự phù hợp với thông lệ chung và với tinh thần gìn giữ, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại tốt đẹp giữa Việt Nam và Australia”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Dù các cơ quan chức năng của Australia vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân gây ra dịch bệnh đốm trắng, trong khi những người nuôi tôm nước này thì đổ lỗi cho tôm nhập khẩu từ các nước châu Á. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tôm Việt Nam cần được tiếp tục xuất khẩu sang Australia trừ khi có bằng chứng về việc nhập khẩu từ nước ngoài là nguồn lây bệnh.
“Trong trường hợp Australia tiếp tục duy trì lệnh cấm, Việt Nam đề nghị Australia sớm đưa ra các bằng chứng khoa học đầy đủ cho thấy có mối liên hệ giữa tôm nhập khẩu từ Việt Nam và dịch bệnh đốm trắng tại Australia”, thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Một số doanh nghiệp Việt Nam còn cho rằng lệnh cấm nhập khẩu của Chính phủ Australia đã vượt quá mức cần thiết quy định của WTO.
Trong khi đó, Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản của Australia cũng lên tiếng rằng lệnh cấm này đã gây ra ảnh hưởng xấu đến uy tín thương mại quốc tế của Australia.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp nước này vẫn bảo lưu quan điểm rằng họ cần bảo vệ ngành nuôi trồng thủy sản trong nước.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, Việt Nam luôn tôn trọng các quyết định bảo đảm an ninh và an toàn sinh học của Australia nhưng vẫn đề nghị Chính phủ Australia xem xét lại sự cần thiết của lệnh cấm này. Việc xem xét lại lệnh cấm không đồng nghĩa với việc Việt Nam bỏ qua sự an toàn của ngành nuôi tôm tại Australia mà cần tìm các biện pháp khác ít tác động tiêu cực tới thương mại hơn nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho ngành nuôi tôm của Australia.
Trên thực tế, hiện nay các sản phẩm tôm chưa nấu chín của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới mà không bị bất kỳ quyết định đình chỉ nhập khẩu nào.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài ABC của Australia mới đây, Thứ trưởng Khánh cho rằng, lượng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Australia chưa phải là quá lớn nhưng với nông dân Việt Nam, những người có thu nhập rất thấp, lệnh cấm đã có tác động không nhỏ tới thu nhập của họ, nhất là các hộ ở những vùng chuyên sản xuất tôm để xuất khẩu đi Australia (các lô tôm đã tẩm ướp theo yêu cầu của thị trường Australia thì không thể tiêu thụ ở thị trường khác, đồng thời khó tiêu thụ nội địa).
Về lâu dài, Lệnh cấm này còn có khả năng ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam trên các thị trường khác, từ đó gây thiệt hại lớn hơn nhiều cho người nuôi tôm và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có 08 doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu tôm chưa qua nấu chín sang Australia. Năm 2015, Australia nhập khẩu trên 41 triệu USD tôm chưa nấu chín từ Việt Nam.
“Con số này có thể là nhỏ so với một nước phát triển nhưng với một nước đang phát triển như Việt Nam, con số này tương đương với thu nhập trong 1 năm của hàng ngàn hộ nông dân. Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu tôm vào thị trường Australia còn đối mặt với nguy cơ phá sản”, theo Thứ trưởng Khánh.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025