
-
Chuyên gia Deloitte khuyến nghị ngân hàng Việt tăng thu ngoài lãi, cắt giảm chi phí
-
Nợ xấu "chạy" nhanh hơn tín dụng - nỗi lo khi tính toán bỏ "room"
-
Cục Thuế gỡ vướng về thuế giá trị gia tăng với thư tín dụng (L/C)
-
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể
-
Vàng quốc tế leo lên mức 3.055 USD/ounce, giá vàng miếng SJC gần 102 triệu đồng/lượng -
Vẫn có 7 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ quý I/2025, bất động sản áp đảo
Kookmin chi nhánh Tp.HCM và Hà Nội đều đồng loạt tăng vốn điều lệ lên 100 triệu USD |
NHNN Chi nhánh Tp.HCM quyết định sửa đổi nội dung mức vốn được cấp của Ngân hàng Kookmin – Chi nhánh Tp.HCM ghi tại Điều 2 Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh của ngân hàng này. Theo đó, Kookmin chi nhánh T.HCM được nâng lên thành 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng).
Trước đó, đầu tháng 5 này, NHNN chi nhánh Hà Nội cũng thông báo đã có văn bản chấp thuận tăng vốn theo đề nghị của Kookmin chi nhánh Hà Nội. Theo đó, Kookmin Hà Nội được tăng vốn từ 35 triệu USD lên 100 triệu USD. Đáng nói, Kookmin Bank chỉ mới khai trương mới hơn 1 năm tại Hà Nội. Việc tăng gấp 3 vốn điều lệ, cho thấy ngân hàng này đánh giá tiềm năng tăng trưởng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung rất khả quan.
Như vậy, cả hai chi nhánh của Kookmin tại Việt Nam đều đã đồng loạt tăng vốn lên 100 triệu USD. Được biết, KB Kookmin Bank có dự định xây dựng một tập đoàn cung cấp toàn diện các giải pháp liên quan đến hoạt động tài chính tại Việt Nam.
Các tổ chức tín dụng Hàn Quốc- bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, công ty thẻ...- đang chạu đua mở rộng hoạt động tại Việt Nam và hầu hết đều lãi lớn.
Báo cáo tài chính được Shinhan Việt Nam vừa công bố cho thấy, năm 2019, tổng tài sản của Shinhan Việt Nam là 103,4 nghìn tỷ đồng đương đương hơn 4,4 tỷ USD, tăng 23,3% so với cuối năm 2018 tiền ửi tăng 29%, tín dụng tăng 27%. Tính chung cả năm 2019, tổng thu nhập hoạt động của Shinhan Việt Nam là 5.359 tỷ đồng, tăng 27%. Nhờ chi phí hoạt động tăng thấp hơn (tăng 16%) và dự phòng rủi ro thấp (324 tỷ đồng) nên sau khi trừ chi phí và trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của ngân hàng tăng tới 34%, đạt 2.832 tỷ đồng. Như vậy, Shinhan đang nối tiếp chuỗi thắng lợi liên tiếp tại thị trường Việt Nam. Việc thành công của Shinhan và làn sóng đầu tư đến từ Hàn Quốc nhiều năm qua khiến các hàng loạt ngân hàng Hàn Quốc tăng cường hiện diện tại Việt Nam.
Hiện tại, cả 4 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc là Shinhan Bank, KEB Hana, Kookmin, Woori Bank đều đã có mặt tại Việt Nam. Trong đó, Shinhan và Woori đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, KEB Hana vừa chi 860 triệu USD để sở hữu 15% cổ phần BIDV trong khi Koomin cũng liên tiếp tăng vốn, mở rộng chi nhánh tại Việt Nam.
Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dân số gần 100 triệu người của Việt nam cũng đang rất hấp dẫn các ngân hàng Hàn Quốc.

-
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể -
Vàng quốc tế vượt 3.100 USD/ounce, giá SJC tiến tới 104 triệu đồng/lượng -
Vàng quốc tế leo lên mức 3.055 USD/ounce, giá vàng miếng SJC gần 102 triệu đồng/lượng -
Vẫn có 7 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ quý I/2025, bất động sản áp đảo -
Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% -
Tỷ giá "nóng ran", vàng lấy lại mốc 100 triệu đồng/lượng -
Vàng quốc tế biến động giảm, giá SJC lấy lại mốc 100,5 triệu đồng/lượng
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp