-
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện -
Điểm đến đáng tin cậy dành cho bệnh nhân tim mạch
Nối dài sự sống cho bệnh nhân ung thư máu
Tỷ lệ tử vong vì bệnh ung thư vẫn gia tăng không ngừng, nhưng công cuộc nghiên cứu chữa bệnh ung thư của các nhà khoa học vẫn đang có thêm nhiều hứa hẹn.
Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số bệnh hiểm nghèo. Phương pháp này là một cuộc cách mạng trong giới y sinh.
GS.Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ Gene Vinmec trình bày về hiệu quả của liệu pháp miễn dịch với tế bào CAR-T. |
Tại các hội nghị lớn về huyết học, ung bướu và trị liệu tế bào trên thế giới hiện nay, các chủ đề được nói nhiều trong điều trị ung thư là liệu pháp miễn dịch với tế bào CAR-T và các kháng thể kháng nguyên kép. Thêm vào đó, liệu pháp gene đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh khiếm khuyết về gene.
Từ 2017 tới nay, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec (VRISG) đã tổ chức 5 kỳ Hội nghị khoa học quốc tế liệu pháp tế bào và gene (Vinmec International Conference on Cell & Gene Therapy- VCGT), với đông đảo khách mời trong nước và từ các quốc gia có nền y học phát triển.
Tiếp nối thành công đó, ngày 31/10/2023, VRISG phối hợp với Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị VCGT lần 6- VCGT 2023 với chủ đề “Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?” Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực y sinh học.
Đi theo đúng xu hướng nói trên của thế giới hiện nay, VCGT 2023 tập trung chia sẻ ý tưởng và thảo luận kết quả nghiên cứu đột phá trong các chủ đề đang được giới y khoa và cộng đồng đang rất quan tâm như liệu pháp tế bào CAR-T và ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư, các bệnh huyết sắc tố do đột biến gen, suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng có các báo cáo nổi bật về y học tái tạo như liệu pháp tế bào gốc trung mô điều trị tắc nghẽn phổi mạn tính, ứng dụng thể tiết ngoại bào và huyết tương giàu tiểu cầu trong chống lão hoá và điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia, liệu pháp tế bào CAR-T điều trị ung thư huyết học là một trong những điểm sáng trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong năm 2023 của Vinmec, kéo dài đến hết năm 2025.
Đây là một dự án trọng điểm của Hệ thống Y tế Vinmec nhằm ứng dụng một trong những công nghệ hàng đầu trong điều trị ung thư cho người bệnh ở Việt Nam.
Theo GS.Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ Gene Vinmec, tính đến thời điểm hiện tại đã có 4 bệnh nhân sử dụng liệu pháp tế bào CAR-T trong đó, có 3 bệnh nhân bạch cầu cấp và 1 bệnh nhân ung thư hạch.
Kết quả sau điều trị rất khả quan, cả 3 trường hợp đã lui bệnh hoàn toàn và được ra viện, 1 bệnh nhân hiện đang được điều trị và theo dõi. Dự kiến đến hết năm 2023, đề tài sẽ điều trị cho 8 người trong số 16 bệnh nhân dự kiến được truyền tế bào CAR-T, đạt 50% tiến độ.
Được biết, trường hợp đầu tiên điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào CAR-T tại Việt Nam là bệnh nhi T.B.C (4 tuổi) vào tháng 8/2023.
Tiếp nối thành công bước đầu, các bệnh nhân khác đã và đang được điều trị tại Khoa Y học tái tạo, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.
Bé H.G.B, 12 tuổi là bệnh nhân mới nhất của Khoa. Đầu năm 2021, bé được chẩn đoán mắc Lơ xê mi cấp thể L2, nhóm nguy cơ trung bình tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành các phác đồ điều trị hóa chất cho bé trong 1 năm, bệnh nhân đạt lui bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, bệnh tái phát với 80% tế bào ác tính blast trong tủy.
Các bác sĩ tiếp tục điều trị cho em với các phác đồ hóa chất khác nhau, nhưng vẫn không đẩy lui được bệnh hoàn toàn. Tháng 9/2023, B được tiếp nhận điều trị bằng liệu pháp tế bào CAR-T tại Vinmec.
Đại diện Vinmec chúc mừng bệnh nhi 4 tuổi mắc ung thư bạch cầu cấp dòng lympho điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào CAR-T. |
Sau 3 tuần điều trị, các xét nghiệm đánh giá kiểm tra kỹ lưỡng cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt và các tế bào ác tính trong máu ngoại vi đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
19 ngày từ ngày truyền tế bào CAR-T, B chính thức được ra khỏi phòng điều trị cách ly đặc biệt và tiếp tục được các bác sĩ theo dõi.
Việc ứng dụng thành công liệu pháp CAR-T tại Vinmec đang mở ra cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch không đáp ứng với các phác đồ điều trị thường quy.
Trên thế giới chỉ có ít trung tâm làm chủ được công nghệ này. Việc triển khai liệu pháp đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về cả nhân lực và vật lực. Đây là phương pháp mới và lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam.
Để hỗ trợ Vinmec thực hiện đề tài, Tập đoàn Vingroup đã trang bị hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại đủ điều kiện đáp ứng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để nuôi cấy tế bào và chuyển gene cũng như thực hiện các xét nghiệm đánh giá.
Dự án do đội ngũ các nhà nghiên cứu và bác sĩ Vinmec được đào tạo ở nước ngoài, có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhạy bén, dễ dàng tiếp nhận các kỹ thuật, làm chủ công nghệ mới thực hiện, đồng thời có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
Công nghệ hiện đại điều trị các bệnh lý về gene
Ngoài liệu pháp miễn dịch với tế bào CAR-T thì ghép tế bào gốc tạo máu phù hợp HLA không hoàn toàn là một trong các chủ đề nổi bật tại Hội nghị. Khác với ở Mỹ và châu Âu, các Trung tâm ghép tế bào gốc lớn ở Việt Nam chưa có các ngân hàng tế bào gốc.
Ông Jacek Toporski, Cố vấn cao cấp cao, Trung tâm Cấy ghép tế bào gốc đồng loài và Liệu pháp tế bào (CAST), Bệnh viện Đại học Karolinska, Thụy Điển phát biểu tại Hội thảo. |
Do đó, bệnh nhân khi cần ghép tế bào gốc tạo máu thì rất khó tìm được người cho có tỷ lệ phù hợp cao. Phần lớn các bệnh nhân phải trông chờ vào anh chị em cùng huyết thống để tìm mảnh ghép phù hợp.
Trên thực tế anh chị em có HLA phù hợp hoàn toàn chỉ có khoảng 25% nên các ca bệnh cũng phải rất may mắn mới tìm được tế bào gốc phù hợp HLA hoàn toàn để ghép.
Ghép tế bào gốc tạo máu bán hòa hợp (như bố mẹ cho con hoặc ngược lại) đã trở nên hiện thực, kết quả đầu ra rất khả quan, tương tự như ghép hòa hợp HLA hoàn toàn.
Tuy nhiên, kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu bán hòa hợp là kỹ thuật khó. GS. Rupert Handgretinger, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Bệnh viện Đại học Tübingen (Đức) và PGS.Nguyễn Thanh Bình (Bệnh viện Nhi trung ương) có các báo cáo để Hội nghị có thể tìm hiểu những tiến bộ nhất thế giới về ghép tế bào gốc tạo máu bán hòa hợp HLA để đưa vào Việt Nam.
Với liệu pháp chỉnh sửa gene điều trị Thalassemia, thì theo đại diện Vinmec, đây là một trong những liệu pháp khó, đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu và sự kết nối giữa các chuyên ngành khác nhau để có thể đưa vào ứng dụng trong lâm sàng.
Hiện nay đã có những ứng dụng đầu tiên chỉnh sửa gen được FDA cấp phép. Đây được coi là công cụ duy nhất để có thể điều trị và chữa khỏi bệnh đối với các bệnh khiếm khuyết về gen mà từ trước đến nay chưa có phương pháp hiệu quả.
Tháng 11/2023, Viện nghiên cứu TBG & CNG Vinmec sẽ khởi động Dự án Chỉnh sửa gen trên tế bào gốc tạo máu của bệnh nhân Thalassemia để tiến tới điều trị lâm sàng trong tương lai. Dự án do quỹ VINIF tài trợ thực hiện.
Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam và một trong ít các cơ sở nghiên cứu trên thế giới thực hiện chỉnh sửa gen trên tế bào gốc tạo máu của bệnh nhân sử dụng công cụ CRISPR/Cas9 trên hệ thống sản xuất tế bào tự động Prodigy.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có chương trình sàng lọc để chẩn đoán phát hiện sớm cũng như điều trị hiệu quả căn bệnh này. Tại Việt Nam có khoảng 13.8% dân số mang gen bệnh Thalassemia. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không đủ điều kiện để ghép do bệnh tiến triển nặng, quá lớn tuổi hoặc không tìm được người cho phù hợp. Do vậy, liệu pháp gen có thể cứu sống nhiều bệnh nhân không còn khả năng ghép tế bào gốc tạo máu.
Hội nghị "Liệu pháp tế bào và gen: Chúng ta đang ở đâu?" được tổ chức đã mở ra những hy vọng về các phương pháp điều trị mới, hiệu quả cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh khó và nan y.
Đây cũng là một diễn đàn thường niên nhằm giới thiệu, thảo luận và trao đổi những thông tin cập nhật về lợi thế và thử thách trong nghiên cứu liệu pháp tế bào và gene, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp tế bào và gen tại Vinmec và Việt Nam.
Hội nghị là dịp khẳng định vai trò tiên phong của y hiệu Vinmec trong ứng dụng liệu pháp tế bào và gen trong điều trị tại Việt Nam, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác trong nước và quốc tế.
Đối với y khoa Việt Nam, Hội nghị là dịp mở rộng được các mối quan hệ hợp tác, nâng cao thương hiệu viện nghiên cứu với cộng đồng khoa học quốc tế và trong nước, xây dựng được các ý tưởng nghiên cứu mới.
-
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
-
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững -
Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 2/12: Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 -
Trẻ hóa bệnh nhân mắc thuyên tắc phổi -
Tin mới y tế ngày 1/12: Khuyến cáo nam giới các biện pháp sinh hoạt lành mạnh -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử, nung nóng từ năm 2025
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ