
-
VNPT Green hướng tới mục tiêu trở thành nền tảng Nông nghiệp số quốc gia
-
Tập trung thúc đẩy tăng trưởng số an toàn
-
Huawei Việt Nam đồng hành với các doanh nghiệp đa lĩnh vực tiến tới kỷ nguyên AI
-
Chuyển đổi số, thí điểm ứng dụng AI trong phổ biến pháp luật
-
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho hợp tác xã phát triển kinh tế từ các ngân hàng lớn -
Thúc đẩy giáo dục STEM để nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghệ
![]() |
Chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, góp phần thực hiện thành công chương trình sức khỏe Việt Nam |
Các lĩnh vực được ưu tiên là triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng”. Điều này được thực hiện nhằm mục đích, mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân.
Phát triển cổng sức khỏe người dân, cho phép người dân có thể quản lý, tra cứu thông tin sức khỏe của mình; phát triển các ứng dụng nhắn tin thông báo về thông tin sức khỏe cho người dân trên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử.
Bên cạnh đó, còn nâng số lượng hệ thống tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; hoàn thiện các ứng dụng giám sát các dịch bệnh thông qua việc thu thập các dữ liệu thu thập từ tất cả các nguồn bao gồm người dân, doanh nghiệp, cơ sở y tế, mạng xã hội, các chương trình điều tra và dự báo ổ dịch thông qua các công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.
Bộ Y tế cũng đang phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân bao gồm cung cấp tri thức về phòng chống Covid-19, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, thông tin dinh dưỡng và khai báo sức khỏe cá nhân;
Các thông tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên môi trường di động, giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế dễ dàng, hiệu quả, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, kết nối với hệ tri thức Việt số hóa.
Lĩnh vực ưu tiên tiếp theo trong thực hiện chuyển đổi số là phát triển các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế.
Hình thành các chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho phép người dân có thể tự kiểm tra chẩn đoán bệnh ban đầu của mình thông qua việc nhập các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân vào hệ chuyên gia, hình thành các trợ lý ảo chăm sóc cho người dân.
Triển khai tích hợp các ứng dụng có thể tự theo dõi, phát hiện ra tình trạng sức khỏe của người dân với các thiết bị gắn trên người (bao gồm thiết bị di động).
Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã, đảm bảo đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ của trạm y tế xã, đáp ứng các quy định tại Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý và cổng thông tin về ngộ độc thực phẩm, phản ánh các thông tin mất an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm cho người dân qua các ứng dụng nhắn tin di động, kết nối với thông tin kiểm nghiệm thực phẩm.

-
Tập trung thúc đẩy tăng trưởng số an toàn -
Huawei Việt Nam đồng hành với các doanh nghiệp đa lĩnh vực tiến tới kỷ nguyên AI -
Chuyển đổi số, thí điểm ứng dụng AI trong phổ biến pháp luật -
Hàng trăm quỹ đầu tư sẽ tới Hà Nội tìm cơ hội hợp tác đổi mới sáng tạo -
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho hợp tác xã phát triển kinh tế từ các ngân hàng lớn -
Thúc đẩy giáo dục STEM để nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghệ -
Hải Phòng và Tập đoàn FPT ký kết hợp tác toàn diện
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu