
-
ĐHĐCĐ CII: Thông qua kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn lên 6.264 tỷ đồng
-
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
Ngày 20/4/2021, HoSE ra thông báo về việc đưa cổ phiếu SJF vào diện cảnh báo từ ngày 28/4/2021 do “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ trên Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 là âm 27,72 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định”.
Đến ngày 11/5, ban lãnh đạo Sao Thái Dương đã có giải trình và đưa ra phương án khắc phục.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh “tụt dốc” là do trong năm 2020, Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Doanh nghiệp này đưa ra kế hoạch phục hồi bằng việc tăng công suất nhà máy, mở rộng kho bãi dự trữ hàng hoá, rà soát/đánh giá lại hiệu quả của các khoản đầu tư, thoái vốn ở mảng không hiệu quả,…
Đến cuối tháng 8/2021, HoSE nhận được Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của Sao Thái Dương với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ nửa đầu năm là âm 7,65 tỷ đồng.
Như vậy, công ty chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, HoSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu SJF và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu SJF sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của công ty.
Bảng: Kết quả kinh doanh của Sao Thái Dương thông qua một số chỉ tiêu (đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu/Thời điểm |
6 tháng đầu năm 2021 |
6 tháng đầu năm 2020 |
Doanh thu |
278,6 |
195,2 |
Giá vốn hàng bán |
242,7 |
189,7 |
Lợi nhuận gộp |
3,8 |
5,4 |
Lợi nhuận thuần |
(5,3) |
(21,7) |
Lợi nhuận sau thuế |
(7,8) |
(27,4) |
Ban lãnh đạo công ty cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 quý đầu năm có những chuyển biến tích cực giúp doanh thu được cải thiện. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng lên.
Theo đó, giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn doanh thu thuần khiến lợi nhuận gộp của Sao Thái Dương chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp này chủ yếu buôn bán kinh doanh thương mại các mặt hàng phân bón như Ure, NPK và sản xuất sản phẩm từ tre, gỗ như cốp pha, pallet.
Nửa đầu năm, phân bón mang về doanh thu gần 254 tỷ đồng và lợi nhuận gộp âm 69 tỷ đồng còn cốp pha, pallet mang về 25 tỷ đồng doanh thu và 3,4 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Hàng tồn kho tính đến cuối kỳ của Sao Thái Dương hơn 48,4 tỷ đồng, chủ yếu là thành phẩm và nguyên vật liệu.
Doanh nghiệp có 4 công ty con được hợp nhất gồm Công ty cổ phần BWG Mai Châu (sở hữu 96,54%), Công ty cổ phần Việt Nga Hoà Bình (95%), Công ty cổ phần Sunstar Bamboo Việt Nam (99,5%) và Công ty cổ phần Sunstar Ecotech Việt Nam (98%) và 2 công ty liên doanh liên kết được hợp nhất gồm Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tona (sở hữu 49%) và Công ty TNHH BWG Điện Biên (36,69%).
Năm ngoái, BWG Mai Châu đóng góp gần 81 tỷ đồng trong tổng doanh thu cho Sao Thái Dương, chiếm xấp xỉ 22%. Tuy nhiên công ty con này đang nợ Agribank hơn 90 tỷ đồng và đã trở thành nợ xấu, bị phát mãi công khai vào tháng 4/2021.
Ban lãnh đạo Sao Thái Dương cho biết, công ty đầu tư nhiều dòng sản phẩm khác nhau như cốp pha tre, nội thất tre,...Nhưng sản phẩm cốp pha tre không được thị trường chấp nhận do giá cao hơn sản phẩm từ gỗ còn nội thất tre cũng không đạt hiệu quả kinh doanh vì thiếu công nhân có tay nghề, năng suất thấp.
Vướng vào nợ xấu do đầu tư không hiệu quả khiến BWG Mai Châu phải chuyển sang sản phẩm dạng phôi, tấm cấp cho thị trường.
Ngoài ra, Sunstar Bamboo Việt Nam được ra đời nhằm để tái cấu trúc khoản nợ xấu của BWG Mai Châu và mở rộng sản xuất theo hướng tập trung vào sản phẩm cốt lõi.
Năm nay, Sao Thái Dương đặt mục tiêu doanh thu 350 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng.

-
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE -
Hoạt động 12 năm, một công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ngoại báo lỗ đến 11 năm -
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn -
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng -
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Kiên định với “AI bán xe số xanh”, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2025 -
Dấu hỏi dòng tiền xoay vòng, VISC muốn bơm thêm tiền cho tự doanh và ký quỹ
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu