-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại
Lên kế hoạch 3 năm không trả cổ tức cho cổ đông
Trong năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 455% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 1.634,19 tỷ đồng, lên 1.993,34 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến lãi 218,4 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ kỷ lục 402,8 tỷ đồng, tức tăng thêm 621,2 tỷ đồng.
Nhận định về thị trường trong giai đoạn 2024 – 2025, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương dự báo những khó khăn, thách thức hiện hữu vẫn sẽ còn tiếp diễn, có thể đạt đỉnh trong năm 2024 và hạ nhiệt dần trong năm 2025.
“Khó khăn vẫn bao trùm trong giai đoạn này, còn thuận lợi nếu có sẽ là những thay đổi trong chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế, nhưng thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong các quy định pháp luật và tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng”, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận định triển vọng giai đoạn 2024-2025.
Về định hướng kinh doanh cụ thể, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương sẽ tập trung phát triển thế mạnh về kinh doanh bất động sản, mở rộng thị phần đầu tư, tăng tích trữ các quỹ đất sạch, làm mới lại các dự án còn tồn kho và đẩy mạnh bán sỉ các dự án để thu hồi vốn nhanh. Trong đó, sẽ mở bán dự án TDC Plaza trong năm 2024.
Tại dự án Nhà phố Uni Town, Công ty dự kiến mở bán 65 căn trong năm 2024, tổng doanh thu khoảng 344 tỷ đồng; tại dự án TDC Plaza, Công ty dự kiến doanh thu chuyển nhượng toàn bộ dự án khoảng 630 tỷ đồng; chuyển nhượng các lô đất nền dự án Chơn Thành, Cocoland và Westernland với doanh thu khoảng 203 tỷ đồng…
Ngoài ra, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cho biết thêm sẽ tái cơ cấu về mặt tài chính, giảm bớt nợ vay và nợ quá hạn và mua lại trái phiếu trước hạn, tăng cường thu hồi công nợ khó đòi, giảm hệ số nợ, tăng hệ số vòng quay hàng tồn kho.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, trong năm 2023, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương trình cổ đông không trả cổ tức (kế hoạch đầu năm 2023 sẽ trả cổ tức với tỷ lệ 10% trong năm 2023) và năm 2024 cũng không trả cổ tức cho cổ đông.
Được biết, theo dữ liệu lịch sử, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nổi tiếng là doanh nghiệp trả cổ tức cao trong nhiều năm. Trong đó, năm 2017 trả cổ tức với tỷ lệ 11%, năm 2018 với tỷ lệ 12%, năm 2019 với tỷ lệ 10%, năm 2020 với tỷ lệ 10% và năm 2021 với tỷ lệ cổ tức 7%.
Như vậy, sau năm 2022 không trả cổ tức, năm 2023 Công ty tiếp tục không trả cổ tức và dự kiến sẽ không trả cổ tức trong năm 2024.
Kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục
Một điểm đáng lưu ý khác, trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, đơn vị kiểm toán đã nêu vấn đề nhấn mạnh tại Báo cáo kiểm toán của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương.
Đơn vị kiểm toán lưu ý người đọc tới khoản lỗ 402,8 tỷ đồng trong năm 2023 và đồng thời cũng tại thời điểm cuối năm 2023, nợ ngắn hạn của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.331,17 tỷ đồng.
“Những điều kiện về lỗ trong năm 2023 và nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương”, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nêu ra ý kiến nhấn mạnh trong Báo cáo kiểm toán năm 2023.
Lý giải về lo ngại của kiểm toán, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cho biết Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex, Công ty mẹ của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương khi sở hữu 60,7% vốn điều lệ) và các công ty khác trong cùng Becamex cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho Kinh doanh và Phát triển Bình Dương bằng cách bảo lãnh các khoản nợ vay, không yêu cầu Công ty hoàn trả tiền nợ mua hàng hoá, dịch vụ cho đến khi Công ty có khả năng trả nợ, vì vậy Báo cáo tài chính lập với giả định hoạt động kinh doanh liên tục.
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của TDC |
Ngoài ra, sau kiểm toán năm 2023, lợi nhuận của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương giảm 10,2% so với trước kiểm toán, tương ứng giảm 37,13 tỷ đồng, về lỗ 402,8 tỷ đồng (trước kiểm toán lỗ 365,67 tỷ đồng). Trong đó, biến động chủ yếu do doanh thu giảm 202,2 tỷ đồng, về 300,72 tỷ đồng, giá vốn hàng bán giảm 125,27 tỷ đồng, về 197,35 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng 42,2 tỷ đồng, lên 56,33 tỷ đồng …
Luỹ kế trong năm 2023, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu giảm 87,9% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.191,3 tỷ đồng, về 300,72 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi 17,59 tỷ đồng sang lỗ 402,8 tỷ đồng, tức giảm 420,39 tỷ đồng.
Với việc lỗ kỷ lục trong năm 2023, tính tới 31/12/2023, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận lỗ luỹ kế 367,17 tỷ đồng (đầu kỳ lãi luỹ kế 38,9 tỷ đồng), bằng 36,7% vốn điều lệ.
Như vậy với việc lỗ kỷ lục trong năm 2023, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đã xoá bỏ toàn bộ lãi luỹ kế tích luỹ nhiều năm.
Ngoài ra, tại thời điểm 31/12/2023, tổng nợ ngắn hạn là 2.130,1 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 798,9 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 1.331,2 tỷ đồng, hay hiểu đúng hơn Công ty đang dùng 1.331,2 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản tài sản (kỳ hạn lớn hơn 1 năm).
-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Vinpearl dự kiến IPO trước cuối quý I/2025, huy động hơn 5.000 tỷ đồng
-
Saigonres tiếp tục lên kế hoạch tham vọng lãi 365 tỷ đồng trong năm 2025 -
Bị phạt vì tự thay đổi phương án sử dụng vốn -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
SCIC muốn thoái vốn, TTL bật tăng trần 3 phiên liên tiếp -
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai Say Hi" bùng nổ, nhà sản xuất và nhà tài trợ hưởng lợi thế nào?
-
1 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
2 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
3 Nhà ở xã hội bắt đầu ra hàng -
4 Chuẩn bị chuyển giao bắt buộc tiếp 2 ngân hàng yếu; lãi suất tiếp tục tăng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị