-
Một công ty chứng khoán vốn HongKong chuẩn bị tăng vốn gấp đôi, lên gần 1.400 tỷ -
VN-Index giảm phiên thứ hai, xuống dưới 1.270 điểm -
Cổ phiếu tăng giá 184% năm qua, Masan Consumer thêm cổ tức “khủng” cuối năm -
Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội -
SSIAM “bắt tay” VPBankS khai thác sản phẩm quỹ mở tại Việt Nam -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index quay đầu điều chỉnh sau chuỗi 3 phiên tăng
11% tổ chức phát hành trái phiếu tháng 10 có tín nhiệm thấp
Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 10/2024 của đơn vị xếp hạng tín nhiệm VIS Rating cho biết, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong tháng 10/2024 đạt 28.100 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 56.200 tỷ đồng phát hành mới trong tháng 9/2024. Các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 15.800 tỷ đồng, tiếp tục chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới.
Trong số các trái phiếu do các ngân hàng phát hành vào tháng 10/2024, 20% là trái phiếu thứ cấp đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2, được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam và Ngân hàng TMCP Bắc Á. Các trái phiếu vốn cấp 2 này có kỳ hạn từ 7 đến 15 năm và lãi suất từ 6.5% đến 7.9% trong năm đầu tiên. Các trái phiếu khác là trái phiếu không có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định từ 5.0% đến 6.0%.
Tháng 10/2024 ghi nhận một tổ chức phát hành thuộc nhóm ngành cơ sở hạ tầng và một tổ chức phát hành thuộc nhóm ngân hàng phát hành ra công chúng với tổng giá trị là 1.800 tỷ đồng.
Tổng cộng, lượng phát hành trái phiếu mới trong 10 tháng năm 2024 đạt 366.000 tỷ đồng, cao hơn tổng mức phát hành năm 2023. Trong đó, 11,5% tổng lượng trái phiếu phát hành mới đến từ các đợt phát hành ra công chúng.
Lượng phát hành trái phiếu riêng lẻ/ra công chúng theo năm. |
Trong tháng 10 này, số tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình” hoặc yếu hơn chiếm tỷ trọng 11%, đã cải thiện hơn so với tháng trước (24%). Tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm yếu thuộc nhóm Phi tài chính. Các tổ chức này có Hệ số đòn bẩy và Khả năng trả nợ ở mức "Cực kỳ yếu", phản ánh hoạt động kinh doanh của các đơn vị này không tạo ra đủ thu nhập và dòng tiền để trả nợ gốc và lãi vay
Từ đầu năm đến nay, 56% tổ chức phát hành có tín nhiệm yếu đều thuộc nhóm ngành bất động sản, nhà ở và xây dựng. Hơn nửa số tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm yếu là các công ty mới thành lập không có hoạt động kinh doanh cốt lõi, VIS Rating cho biết.
Theo đánh giá của đơn vị xếp hạng tín nhiệm này, một vài tổ chức tài chính phát hành trái phiếu trong năm 2024 có hồ sơ tín nhiệm yếu. Nhóm này bao gồm cả ngân hàng nhỏ, công ty tài chính và công ty chứng khoán, có điểm chung là Khả năng thanh toán (Solvency) và Tính thanh khoản (Liquidity) đều ở mức “Dưới trung bình” hoặc thấp hơn.
Ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc
VIS Rating ghi nhận không có trái phiếu chậm trả phát sinh mới được công bố trong tháng vừa qua, tỷ lệ chậm trả toàn thị trường đến cuối tháng 10/2024 là 14,9%, không thay đổi so với tháng trước.
Có 13 tổ chức phát hành đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc trái phiếu chậm trả với tổng giá trị là 269 tỷ đồng trong tháng 10/2024. Tỷ lệ thu hồi nợ gốc chậm trả tăng thêm 0,1% lên mức 21,5%.
Một số chỉ tiêu được cải thiện trên thị trường sơ cấp. Còn trên thị trường thứ cấp, vòng quay trái phiếu doanh nghiệp tháng 10 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2023. Trong đó, khoảng 75% giá trị giao dịch thuộc nhóm Ngân hàng và Bất động sản.
Lũy kế 10 tháng năm 2024, tổng giá trái phiếu chậm trả phát sinh mới là 16.600 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước là 137.600 tỷ đồng. Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 10/2024 ổn định ở mức 14,9%. Nhóm Năng lượng có tỷ lệ chậm trả lũy kế cao nhất ở mức 45%, trong khi nhóm bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả.
VIS Rating cho biết, vẫn có 14 trong tổng số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó. Có 33% số trái phiếu đáo hạn tháng 11/2024 có nguy cơ chậm trả gốc, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng năm 2024.
Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.
Lượng trái phiếu đáo hạn trong 12 tháng tới theo nhóm ngành. |
Về tình hình xử lý trái phiếu doanh nghiệp chậm trả, trong tháng 10, có 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, năng lượng và du lịch, nghỉ dưỡng đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ. Trong đó, 50% tổng dư nợ được hoàn trả trong tháng đến từ CTCP Phong Điện Yang Trung. Công ty thuộc nhóm ngành năng lượng này đã chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2022 và 2023.
Tỷ lệ thu hồi chậm trả của các trái phiếu chậm trả đã tăng 0,1% lên 21,5% vào cuối tháng 10/2024.
-
SSIAM “bắt tay” VPBankS khai thác sản phẩm quỹ mở tại Việt Nam -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index quay đầu điều chỉnh sau chuỗi 3 phiên tăng -
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử -
Sửa đổi Nghị định 155: Doanh nghiệp có thể sắp “hết cửa” tuỳ ý khoá room ngoại -
Các quỹ ETF tăng rút ròng trên thị trường chứng khoán -
VN-Index tăng phiên thứ ba, tiến gần 1.274 điểm -
DSC dự báo nguy cơ đánh mất thị phần của chứng khoán VNDirect
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh