Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Lo ngại nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế
Mạnh Bôn - 05/11/2015 13:53
 
Trong 2 ngày Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và giai đoạn 2011-2015, nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế và hệ số ICOR cao cho thấy đầu tư của nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả.

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và giai đoạn 2011-2015, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Nguyễn Đức Kiên bày tỏ sự lo ngại về khoảng cách giữa nền kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN 5 (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines).

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là trên 26%, thì đến năm 2014 chỉ còn 10,4% và trong 10 tháng đầu năm chỉ là 8,5%, nhưng khu vực kinh tế trong nước đạt 39,6 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Nợ công năm 2011 mới tương đương 46% GDP, thì cuối năm nay dự báo sẽ tương đương 61,3% GDP. Còn tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vòng 5 năm qua bình quân chỉ là 5,85%.

Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 134,6 tỷ USD, chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014
Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 134,6 tỷ USD, chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014

Trong khi đó, với Indonesia - nền kinh tế đứng trên Việt Nam trong ASEAN, nợ công năm 2011 chỉ tương đương 26,09% GDP và 4 năm sau vẫn giữ được ở khoảng này, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 4,5%.

“Nếu lấy con số tương đối để so sánh thì chúng ta dễ bằng lòng với nhau cả tốc độ tăng trưởng kinh tế lẫn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng so vế số tuyệt đối, tôi cho rằng, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang tụt hậu so với

Indonesia và phải thừa nhận rằng, khoảng cách về kinh tế giữa Việt Nam với Indonesia đang ngày càng doãng ra”, ông Kiên nói.

Năm 2011, hệ số ICOR của Việt Nam là 5,3 thì đến năm 2014 còn 5,18. “Trong vòng 4 năm tái cơ cấu đầu tư công, ICOR giảm được những 0,12 và điều đáng lo ngại là Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 12 trong các quốc gia dễ vỡ nợ công nhất”, ông Kiên lo ngại và cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế Việt Nam khó lọt vào ASEAN 4 là do đầu tư công chưa đáp ứng sự mong đợi.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 là 4,88; giai đoạn 2006 - 2010 đã lên 6,96 và sang giai đoạn 2011 - 2014 vẫn giữ ở mức 6,92. Nhưng điều đáng nói là, hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014 thuộc hàng cao nhất nhì khu vực, chỉ đứng sau Ấn Độ là 7,31.

Nguyên nhân dẫn đến ICOR cao - hiệu quả đầu tư thấp được các cơ quan nhà nước giải thích một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

“Tuy nhiên, theo tôi, còn có nguyên nhân khác là công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế; việc quyết định đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, thất thoát lãng phí còn xảy ra nhiều; cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa hiệu quả; chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng và chưa được đề cao”, ông Khoa nói.

Đánh giá cao việc Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư, nhưng ông Khoa cho rằng, cần phải đưa thêm giải pháp về chế độ trách nhiệm trong quản lý, cụ thể hóa trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân chịu trách nhiệm trong quản lý, đầu tư, sử dụng vốn đầu tư nhà nước cũng như vốn nhà nước đi vay để đầu tư.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1993 đến đầu năm 2015, các nhà tài trợ đã cam kết cho Việt Nam vay 73,69 tỷ USD vốn ODA, bình quân 3,5 tỷ USD/năm. Theo đánh giá của bà Lê Thị Công, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây là kết quả hết sức tích cực. “Chính nhờ một phần từ nguồn vốn này Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội và đang hội nhập sâu rộng với thế giới”, bà Công đánh giá.

Tuy nhiên, sau khi chỉ ra hàng loạt dự án ODA sử dụng vốn không hiệu quả, để xảy ra thất thoát, lãng phí, thậm chí còn bị tham nhũng, sử dụng công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư bị đẩy lên nhiều so với ban đầu (như Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ hơn 2 năm, tổng mức đầu tư tăng hơn 339 triệu USD), bà Công bày tỏ sự lo ngại, đồng thời cũng chỉ ra rằng, đây là một trong những nguyên nhân khiến hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực.

Tái cơ cấu nền kinh tế: Lệch thế chân kiềng?
Không phải ngẫu nhiên, mà ngay khi tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã lựa chọn ba trụ cột (gồm đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư