-
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ
Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc tự công bố sản phẩm có thành phần xuyên tâm liên và các sản phẩm khác ghi công dụng liên quan phòng, điều trị Covid-19. |
Nhiều sai phạm
Từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát, nhiều người đổ xô tìm mua, tích trữ Xuyên Tâm Liên, Corticoid, Tylenol… khiến các sản phẩm này được “thổi” lên thành “thần dược”. Trước sự hoành hành của nhiều sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, giả mạo công dụng điều trị Covid-19, cơ quan chức năng đã phải vào cuộc truy quyét.
Ngày 5/9, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bình Dương phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra chi nhánh Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật xây dựng SH - XY (12/12, khu phố 1B, phường An Phú, TP. Thuận An). Cơ quan chức năng phát hiện công ty này đang kinh doanh, tàng trữ 19.860 viên đông dược hiệu Lianhua Qingwen xuất xứ Trung Quốc, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, chưa xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp, có dấu hiệu là hàng nhập lậu.
Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo trong tiêu dùng, bởi không có bất kì loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được Covid-19 hay kháng Covid-19. Người tiêu dùng phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ghi các công dụng trên, thì đề nghị không mua, không sử dụng và báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời.
Bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
Đông dược hiệu Lianhua Qingwen đang được quảng cáo trên mạng xã hội là một trong các loại đông dược của Trung Quốc có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh Covid-19 (giá khoảng 120.000 đồng/hộp).
Trước đó, Đội 5, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP. Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ 2 vụ buôn bán hơn 30.000 viên thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc. Trung tá Ngô Anh Thuấn, Phó đội trưởng Đội 5, Phòng Cảnh sát môi trường cho biết, toàn bộ số hộp thuốc này đều chưa được kiểm định chất lượng, không đảm bảo các yêu cầu cấp phép của Bộ Y tế.
Liên tiếp trong các ngày từ 31/8 đến 2/9, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP. Hà Nội cũng phát hiện và bắt giữ 3 vụ buôn bán 34.510 viên thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ (trị giá trên 2 tỷ đồng). Các vụ việc đang được lực lượng chức năng xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài thuốc lậu, không rõ nguồn gốc, các sản phẩm chức năng giả mạo đang được quảng cáo tràn lan đánh lừa người tiêu dùng cũng khiến cơ quan quản lý “đau đầu”. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện trên thị trường xuất hiện sản phẩm có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuyên Tâm Liên, được quảng cáo là “thần dược” hỗ trợ điều trị, phòng chống Covid-19; trị khó thở do viêm phổi, viêm phế quản; tăng cường sức đề kháng; tăng miễn dịch cho cơ thể; ngừa virus, vi khuẩn…
Trên hộp sản phẩm có ghi, sản phẩm được sản xuất và chịu trách nhiệm bởi Công ty cổ phần Liên doanh dược mỹ phẩm Diamond Pháp (Khu công nghiệp Đồng Văn 2, Hà Nam); được phân phối bởi Công ty TNHH Hằng Thu Pharma (số nhà 68 - đường Lương Văn Can, Khu AT, phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa).
Tuy vậy, sau khi kiểm tra thông tin sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm khẳng định, Công ty TNHH Hằng Thu Pharma chưa đăng ký bản công bố sản phẩm cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuyên Tâm Liên tại Cục. Hình ảnh giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có số đăng ký: 01/DMP/2021, cấp ngày 2/7/2021, có dấu đỏ của Cục An toàn thực phẩm là giả mạo.
“Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như trên là giả mạo. Cục An toàn thực phẩm đã chuyển thông tin trên đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa để xác minh vụ việc”, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói.
Xử lý nghiêm các vi phạm
Nhu cầu thuốc điều trị Covid-19 rất lớn là thực tế và để đáp ứng nhu cầu này, Bộ Y tế đang tìm kiếm nhiều nguồn thuốc nhập khẩu để đưa về sử dụng trong nước. Hiện có 2 loại thuốc được chính thức áp dụng điều trị Covid-19 là Remdesivir và Molnupiravir.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu một số đơn hàng dược chất, bán thành phẩm thuốc, gồm Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose cho 24 doanh nghiệp nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, kiểm nghiệm và sản xuất thuốc xuất khẩu. Khi đồng ý nhập khẩu cho các đơn hàng, Cục Quản lý dược ghi rõ, cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm, không sử dụng vào mục đích khác. Thuốc thành phẩm sản xuất không được lưu hành tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý dược, đã có hiện tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc. Cơ quan này đề nghị sở y tế các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19.
Lãnh đạo Cục Quản lý dược yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc; tăng giá thuốc bất hợp lý. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, thì kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch Covid-19, Cục Quản lý dược đề nghị thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc; tuân thủ đầy đủ các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá các thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
-
Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ? -
TP.HCM: Kiểm tra công tác tiêm chủng vắc-xin sởi cho trẻ -
Liên tiếp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore nhập viện -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra