-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao
Ngày 19/10, chia sẻ tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam: chuyển mình phát triển”, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương cho biết, trong thời gian qua, hoạt động logistics Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc và kinh ngạch xuất nhập khẩu rất lớn.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng kinh ngạch đạt 557,93 tỷ USD, xuất khẩu đạt 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%; nhập khẩu đạt 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%. Đặc biệt, xuất siêu trong 9 tháng đầu năm đạt 6,77 tỷ USD.
“Nếu so sánh với một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines… năng lực và khả năng của doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào xuất nhập khẩu rất lớn”, ông Chinh khẳng định.
Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường Logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022 – 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch Covid với GDP sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức 8,93%.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập Khẩu – Bộ Công Thương phát biểu tại Diễn đàn |
Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp.
Trong đó, 89% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker…
Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển, logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các “ông lớn” như Shopee, Lazada hay Tiki… đã trở thành một cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới… gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, để biến thị trường logistics từ tiềm năng thành hiện thực, cần một chính sách tổng thể từ thu hút đầu tư tới cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính… và các cơ quan chức năng đã và đang xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, trong thời gian qua ngành logistics đã có nhiều thành tựu và cơ hội phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, ngành logistics đang gặp một số khó khăn khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Sự liên kết giữa các công ty trong ngành đa phần có quy mô nhỏ và vừa, năng lực vận dụng các cơ hội cũng có nhiều hạn chế nhất định.
“Chúng ta cần phải có sự liên kết chuỗi chặt chẽ hơn và có sự đồng tâm, cùng nhau để vạch ra những định hướng cho sự phát triển của ngành”, ông Phòng nói.
Toàn cảnh Diễn đàn. |
Chia sẻ về vấn đề khó khăn trong lĩnh vực logistics hiện tại ở Việt Nam, bà Lệ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Thương mại, Công ty SLP Việt Nam cho biết, hiện nền tảng hệ thống kho bãi của Việt Nam đang có quy chuẩn chưa cao, còn khá nhiều doanh nghiệp logistics chưa cung ứng được sâu chuỗi các dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, nhu cầu về vị trí kho vận tiệm cận khu vực nội đô (TP. HCM và Hà Nội), cũng như nhu cầu xây dựng kho vận quy chuẩn theo hệ thống toàn cầu ngày một tăng cao.
Hệ thống cung ứng các chuỗi dịch vụ logistics thiếu sự tích hợp, chưa áp dụng số hóa tổng quản lý, tự động hóa trong vận hành vẫn là một khái niệm mới mẻ. Trong khi đó, nhu cầu về hệ thống kho vận hiện đại kết hợp tự động hóa, đáp ứng sự phát triển của các nhà bán lẻ và ngành thương mại điện tử tại Việt Nam là rất cao.
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cũng nhận định, logistics là một ngành hết sức trọng yếu và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua, ngành logistics còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Từ những hạn chế trên làm cho chi phí dịch vụ logistics Việt Nam còn cao, thiếu tính chuyên nghiệp, tự động hóa còn thấp, năng suất thực hiện nhiệm vụ chưa tiếp cận được các nước tiên tiến … dẫn đến giảm cạnh tranh so với thị trường quốc tế.
Ông Hiệp hy vọng các đơn vị liên quan có thể xác định điểm nghẽn và yêu cầu trong hoàn cảnh chuyển đổi số, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số tốt nhất để có thể nâng cao hiệu quả ngành. Đồng thời, có thể kết nối cộng đồng logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu.
-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026
-
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land