
-
Lập tổ giám sát tình hình kinh doanh xăng dầu tại nhiều tỉnh, thành phố
-
Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Việt Nam - Singapore nối tiếp đà phát triển tích cực
-
GS. Augustine Hà Tôn Vinh: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là đột phá, sáng tạo -
Lý do một số cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM "nghỉ Tết"
Cuối tháng 12/2020, HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND về ban hành thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng.
Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn của các doanh nghiệp cũng như các kiến nghị liên quan, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đang xem xét kiến nghị kéo dài thời gian thu phí hạ tầng khu vực cảng biển TP.HCM thêm 3 tháng khi đơn vị này dự tính dịch bệnh được khống chế vào tháng 7/2021.
Sau đó, Sở này có công văn số 6176/SGTVT-TC ngày 15/6/2021 gửi Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, VLA, Hiệp hội Vận tải hàng hóa , đề nghị góp ý Dự thảo nêu trên.
Cụ thể, Công văn số 6176 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM đưa ra đề xuất thời gian thu phí sẽ bắt đầu từ ngày 1/10/2021 thay vì thời điểm ban đầu là 1/7/2021.
Trong tờ trình gửi HĐND TP.HCM, Sở Giao thông Vận tải lý giải, mốc thời gian 3 tháng được dựa trên kịch bản dịch Covid-19 có thể cơ bản được khống chế vào khoảng tháng 7, các doanh nghiệp có khả năng phục hồi trong 2 tháng tiếp theo.
Với khoản tiền dự thu trong 3 tháng này là 723 tỷ đồng, Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM cho rằng đây là một “khoản hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội".
![]() |
Doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ logistics lo ngại giảm năng lực cạnh tranh nếu phải chi thêm quá nhiều chi phí trong giai đoạn hiện nay (Ảnh minh hoạ: Lê Toàn). |
Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đã có phúc đáp công văn số 6176/SGTVT-TC.
Dù nhất trí với việc sửa đổi bổ sung thời gian thu phí tại Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 10/2020 nhưng căn cứ từ tình hình thực tế, VLA kiến nghị thời gian bắt đầu thu phí từ ngày 1/7/2022 thay vì ngày 1/10/2021 như quan điểm của Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
Có 2 cơ sở để VLA đưa ra kiến nghị này.
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tác động của Covid-19. Do vậy, cho đến sau khi dịch bệnh kết thúc các doanh nghiệp vẫn mong muốn không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào để tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh.
Thứ 2, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa phòng chống một cách hiệu quả dịch bệnh thì theo VLA, các khoản phí tăng thêm sẽ trở thành rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, giảm năng lực cạnh tranh quốc tế trong hoạt động kinh doanh.

-
GS. Augustine Hà Tôn Vinh: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là đột phá, sáng tạo -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Phần Lan -
Lý do một số cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM "nghỉ Tết" -
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một tương lai sôi động và thú vị -
Quản lý thị trường kiểm tra một số cây xăng "nghỉ Tết" -
Sức sống kiên cường của Việt Nam -
Việt Nam và Pháp hợp tác để cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm