-
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản
Ông Trần Văn Minh, Phó chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
Phạt gần chục tỷ đồng do vi phạm bản quyền
Chia sẻ tại hội thảo, ông Trần Văn Minh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: “Qua hoạt động thanh tra cho thấy, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo, sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nguyên nhân của tình trạng nói trên chủ yếu là do nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm túc”.
Ông Minh cũng cho biết, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ từ 2006-2016 về quyền tác giả, quyền liên quan, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 541 doanh nghiệp, kiểm tra 27.602 máy tính, xử phạt vi phạm hành chính 8 tỷ 613 triệu đồng.
Riêng 8 tháng đầu năm 2017 thanh tra 55 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 1.380.000.000 đồng.“Công tác thực thi, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền tác giả đối với chương trình máy tính nói riêng là một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm. Nếu không nhận thức đầy đủ, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khó khăn trong quá trình Hội nhập”, ông Minh nhấn mạnh.
Nhận thức đầy đủ, tránh được rủi ro lớn
Đẩy mạnh thực thi hiệu quả quyền SHTT, trong đó có bản quyền phần mềm máy tính là một trong những mục tiêu ưu tiên của Chính phủ để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về SHTT.
Ngoài tránh được những rủi ro đối mặt với pháp luật, lợi ích quan trọng nhất của sử dụng phần mềm có bản quyền là gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp. Theo Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), trong năm 2016, VNCERT đã ghi nhận tổng cộng 134.375 sự cố tấn công mạng của cả 3 loại hình Phishing (lừa đảo), Malware (mã độc) và Deface (thay đổi giao diện), tăng hơn 4,2 lần so với năm 2015. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, các website Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 6.000 cuộc tấn công mạng.
Ông Gary Gan, Giám đốc Chương trình Tuân thủ Khu vực châu Á -Thái Bình Dương, BSA |
Trước tình trạng tấn công an ninh mạng hướng tới các tổ chức, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngày càng gia tăng nguy hiểm, ông Gary Gan, Giám đốc Chương trình Tuân thủ Khu vực châu Á -Thái Bình Dương, BSA| Liên minh Phần mềm nhấn mạnh:”Giữa việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp hay phần mềm không bản quyền và các cuộc tấn công mã độc hay tấn công mạng có mối liên hệ chặt chẽ. Vì thế, lời khuyên đầu tiên của tôi đối với doanh nghiệp Việt Nam là nên sử dụng phần mềm có bản quyền. Có như vậy, các bạn mới có được những bản vá mới nhất từ các công ty phần mềm. Theo đó, các bạn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện hành động tấn công mạng để có biện pháp xử lý hiệu quả”
Ông Gary cũng chia sẻ về công cụ Quản lý Tài sản Phần mềm (SAM) cho phép các công ty hay doanh nghiệp sẽ thực hiện đánh giá các phần mềm hiện có. Việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp đồng bộ được việc sử dụng phần mềm của mình với yêu cầu của doanh nghiệp, để từ đó bảo đảm có sự lồng ghép trong hoạt động của doanh nghiệp.
"Ý nghĩa của quy trình này là từ trước đến nay, khi nói đến phần mềm, mọi người thường nghĩ đó là trách nhiệm của Ban giám đốc hay người phụ trách CNTT. Nhưng theo tôi trong thời đại hiện nay khi mà mọi người đều sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay nên chúng ta phải biết mình đang sử dụng cái gì, sử dụng như thế nào, có rủi ro gì khi sử dụng, và khi phát hiện có hành vi tấn công mạng thì làm sao để nhanh chóng phát hiện và đối phó hiệu quả”.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI phát biểu: “ Thực tế, nhiều doanh nghiệp không biết được hầu hết các công ty phần mềm như PTC, Microsoft, Autodesk, Siemens… hiện nay đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để sử dụng phần mềm hiệu quả. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước nắm được cách sử dụng phần mềm hợp pháp từ các công ty phần mềm lớn trên thế giới, từ đó để có thể phát huy được năng lực trí tuệ của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.
Chủ tịch VIPA, ông Mai Hà cũng chia sẻ: Việt Nam đang quyết tâm hội nhập quốc tế mạnh mẽ và một trong những yêu cầu quan trọng là phải tuân thủ luật quốc tế. Đối với doanh nghiệp càng phải tuân thủ luật, cạnh tranh lành mạnh để hướng tới những lợi ích bền vững.
-
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam