-
Ngân hàng mạnh tay trích dự phòng rủi ro -
Tỷ giá tăng nhẹ trở lại, nhưng áp lực không quá lớn -
Tận hưởng tối đa nhờ các giao dịch tiện lợi, an toàn cùng Mastercard -
Vàng thế giới neo cao trên đỉnh mới, tỷ giá "bớt nóng" -
SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỷ đồng, tích cực hoạt động an sinh xã hội -
TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2016 của BacABank cho biết, thu nhập lãi thuần trong kỳ của Ngân hàng đạt 263 tỷ đồng, tăng 33% so với quý III/2015. Dự phòng rủi ro của Ngân hàng giảm mạnh từ 86 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái xuống 7 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế quý III/2016 gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt 92,5 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BacABank đạt 387 tỷ đồng, tăng 32,7%; lợi nhuận sau thuế đạt 312 tỷ đồng, tăng 35% và bằng 78% kế hoạch cả năm.
Tính đến 30/9/2016, tổng tài sản có của BacABank đạt 68.465 tỷ đồng (đầu năm là 63.460 tỷ đồng); huy động vốn đạt 58.876 tỷ đồng, tăng 10%; cho vay khách hàng 44.187 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó nợ có khả năng mất vốn hơn 311 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng từ 0,7% lên 0,73%.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2016 của Vietcombank cho thấy, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của Vietcombank đạt 1.641,5 tỷ đồng, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 5.070,7 tỷ đồng. Thời điểm cuối tháng 9/2016, nợ xấu của Vietcombank ở mức 7.758,3 tỷ đồng, chiếm 1,73% tổng dư nợ, trong khi nợ xấu cuối năm 2015 ở mức 7.137,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,84%. Như vậy, nợ xấu tại Vietcombank tăng về số tuyệt đối nhưng giảm nhẹ về tỷ lệ.
Tại VietABank, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2016, lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro tín dụng trong quý III/2016 của VietABank là 78,6 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận sau thuế là 4,5 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gấp đôi, lên 71,4 tỷ đồng, đã bào mòn lợi nhuận quý III/2016 của Ngân hàng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VietABank ghi nhận 101 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 50% kế hoạch năm; nợ có khả năng mất vốn hơn 294 tỷ đồng, giảm 22%; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,26% xuống 1,17%.
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của Công ty mẹ BIDV (mã BID) là 4.570 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến thời điểm 30/9/2016, nợ xấu của BIDV tăng 3.628 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,6% lên 1,96%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 2.212 tỷ đồng (+46%), lên 6,947 tỷ đồng. Lãnh đạo BIDV chia sẻ, Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, các tỷ lệ an toàn hoạt động đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nợ xấu chưa được xử lý triệt để khiến các ngân hàng phải trích lập dự phòng lớn |
Rủi ro nợ xấu vẫn lớn
Thông tin tại hội thảo “Xử lý nợ xấu - Những nút thắt cần tháo gỡ” vừa qua tính đến cuối tháng 8/2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 548.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó 57,2% là do các tổ chức tín dụng tự xử lý, còn lại 42,8% là bán nợ (bao gồm bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam-VAMC và tổ chức, cá nhân khác).
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, từ khi thành lập năm 2013 đến nay, VAMC đã mua được 25.062 khoản nợ tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng. Về công tác thu hồi nợ, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng hồi 37.983 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: bán nợ, bán tài sản bảo đảm…, đạt tỷ lệ 15% dư nợ gốc nội bảng.
“Tốc độ thu hồi nợ so với tổng dư nợ đã mua còn hạn chế song tỷ lệ khách hàng tự trả nợ chiếm tới 70% còn lại 30% là bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Việc bán tài sản bảo đảm bao gồm phát mại tài sản bảo đảm, thi hành án để thu hồi nợ chỉ đạt 10.990 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 28,9%. Thực tế cho thấy, việc bán tài sản kể cả cưỡng chế thi hành án để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do nhiều khách hàng không đồng thuận và không tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm”, ông Hùng nói.
Nợ xấu chưa được xử lý triệt để khiến các ngân hàng phải trích lập dự phòng lớn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng đầu năm báo lãi lớn, cuối năm báo lãi nhỏ, thậm chí lỗ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm: “Những thông tin trên cho thấy, các biện pháp xử lý nợ xấu hiện tại chưa hiệu quả. Nợ xấu hiện nay xử lý chậm, vẫn tồn tại trên sổ sách mà mỗi năm ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tăng, đồng nghĩa với việc “ăn” vào lợi nhuận, khiến con số lợi nhuận của các nhà băng sẽ giảm. Do đó, số liệu lợi nhuận vừa được các ngân hàng công bố cần phải nhìn nhận thận trọng”.
Mới đây, một công ty chứng khoán đã hạ mức dự báo ngành ngân hàng từ ngành có triển vọng khả quan xuống mức trung lập do dự báo mức trích lập dự phòng tăng cao, rủi ro nợ xấu. Theo đó, cần tập trung xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC và hoạt động này nếu có kết quả tốt sẽ làm giảm áp lực trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng, cũng như giảm nguy cơ nợ xấu quay trở lại hệ thống ngân hàng.
-
Tận hưởng tối đa nhờ các giao dịch tiện lợi, an toàn cùng Mastercard -
Vàng thế giới neo cao trên đỉnh mới, tỷ giá "bớt nóng" -
SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỷ đồng, tích cực hoạt động an sinh xã hội -
TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng -
Cầu vàng miếng sụt giảm 33% trong quý III/2024, Việt Nam trở thành ngoại lệ -
Sacombank báo lãi quý III/2024 tăng 32%, chưa ghi nhận từ việc bán KCN Phong Phú -
Ngân hàng báo lãi nhờ tín dụng, giảm thu từ dịch vụ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon