Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Lợi nhuận tăng 71% quý II/2021, ACB tranh thủ tăng mạnh trích lập dự phòng
Thùy Liên - 28/07/2021 08:47
 
Thu nhập lãi thuần tăng 44% cộng với lãi thuần dịch vụ tăng gấp đôi khiến ACB lãi lớn quý II/2021 và tranh thủ trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ dư nợ tái cơ cấu.
f
ACB lãi lớn từ hoạt động cho vay.

Lãi lớn nhờ biên lãi ròng tăng mạnh

Báo cáo tài chính cho thấy, quý II/2021, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt còn 3.248 tỷ đồng, tăng 71,5% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng lợi nhuận của ACB chủ yếu do biên lãi ròng (NIM) được cải thiện, doanh thu ngoài lãi tăng mạnh cộng với chi phí hoạt động được tiết giảm.

Cụ thể, trong quý II/2021, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt là 4.990 tỷ đồng, tăng 44,3%. Lãi thuần từ dịch vụ là 886 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là 231 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ; Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 91 tỷ đồng tăng 28% so với cùng kỳ. Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 86% và hoạt động khác lỗ 20 tỷ đồng song do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không tác động nhiều đến kết quả kinh doanh quý II/2021.

Các hoạt động kinh doanh chính đều có lãi cộng với chi phí hoạt động của ngân hàng giảm 10% nên dù trích lập dự phòng rủi ro quý 2/2021 tăng 3,15 lần so với cùng kỳ (đạt 1.386 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế quý II/2021 của ACB vẫn tăng mạnh.

Lũy kế 6 tháng, thu nhập lãi thuần của ACB đạt 9.630 tỷ đồng, tăng 47,5% so với cùng kỳ, nguyên nhân là nhờ biên lãi ròng (NIM) trong nửa đầu năm nay đạt tới 4%, tăng 50 điểm cơ bản so với năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) cũng tăng lên 82,4% làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tính đến 30/6/2021, cho vay khách hàng của ACB là 9,7%. ACB vừa được NHNN nới room tín dụng từ 9,5% lên 13,5%.

Bên cạnh đó, lãi thuần dịch vụ của ngân hàng nửa đầu năm nay đạt 1.511 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ mảng bảo hiểm; Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 427 tỷ đồng, tăng 44,7% so với cùng kỳ; Mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 205 tỷ đồng, tăng 2,4 lần cùng kỳ…

Trong 6 tháng đầu năm, chi phí hoạt động giảm gần 14% so với cùng kỳ, song dự phòng rủi ro được ngân hàng tăng lên 1.992 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 6.352 tỷ đồng, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

NIM cuối năm có thể giảm, thu từ phí vẫn tăng mạnh

Theo thông tin mà lãnh đạo ACB cung cấp cho Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), sở dĩ trích lập dự phòng tăng mạnh vì ngân hàng quyết định trích lập đầy đủ 1.400 tỷ đồng cho toàn bộ số dư nợ được tái cơ cấu thay vì phân bổ trong ba năm theo Thông tư 03/2021/TT-NHNN.

Tại thời điểm 30/6/2021, nợ xấu của ACB là 2.329 tỷ đồng, tăng 490 tỷ đồng so với cuối năm ngoài (chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng), chiếm tỷ lệ 0,68%.

Về triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm, lãnh đạo ACB cho rằng, biên lãi ròng nửa cuối năm sẽ giảm khoảng 50 điểm cơ bản do ngân hàng sẽ cắt giảm đồng loạt lãi suất cho vay để hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng như để thu hút thêm khách hàng mới.

Riêng về lĩnh vực dịch vụ, ACB vẫn rất lạc quan, đặc biệt là thu nhập từ phí. ACB đặt mục tiêu ghi nhận thêm 1.300 tỷ đồng doanh thu phí vào cuối năm 2021.

ACB huy động thêm 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu
Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 3 trong năm 2021.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư