-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Còn nhớ, thương vụ hợp nhất công ty chứng khoán thành công đầu tiên đã diễn ra cách đây gần 2 năm, khi Công ty cổ phần Chứng khoán MB và Công ty Chứng khoán VIT đã về với nhau để trở thành người một nhà với tên gọi sau sáp nhập là Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS).
Gần 2 năm sau sáp nhập, hoạt động của MBS khá xuôi chèo mát mái. Năm 2014, MBS đạt tổng doanh thu 388 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 73 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2015, MBS sẽ đạt tổng doanh thu 506 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng.
Nhiều công ty chứng khoán vẫn âm thầm chuẩn bị cho các hoạt động sáp nhập |
Sau thương vụ hợp nhất đầu tiên, thị trường chứng khoán còn chứng kiến thương vụ sáp nhập giữa Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) và Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Tây Dương (OSC). Tỷ lệ hoán đổi lần lượt là 4:1 cho cổ đông VIS và 13,5:1 cho cổ đông OSC.
Trước thời điểm sáp nhập, VIS có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, còn OSC có vốn điều lệ 135 tỷ đồng. Doanh nghiệp mới sau khi thành lập mang tên là Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS).
Ngoài ra, một cuộc hôn phối tưởng chừng sẽ diễn ra trong một ngày đẹp trời nào đó đầu năm 2015, nhưng đến nay vẫn im hơi lặng tiếng. Đó là trường hợp Công ty cổ phần Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Công ty cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS).
Đề án sáp nhập giữa APEC và GLS đã được xây dựng khá chi tiết từ cuối năm 2014. Theo đó, APEC sẽ phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của GLS theo tỷ lệ 1:1. Mặc dù cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc hoán đổi cổ phiếu với Sen Vàng theo tỷ lệ 1:1 là thiệt cho cổ đông APEC, bởi tại thời điểm xây dựng Đề án, giá trị sổ sách mỗi cổ phần của APEC là 8.896 đồng, còn của Sen Vàng chỉ có 4.710 đồng, nhưng sau đó, các cổ đông của APEC vẫn thông qua phương án sáp nhập. Theo ông Đỗ Văn Lăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị APEC, nếu làm một phép tính số học như trên thì thấy cổ đông APEC bị thiệt, nhưng việc APEC sáp nhập với Sen Vàng cũng có những lợi ích lớn. Trong đó, một trong những lợi thế của Sen Vàng là các cổ công lớn của Sen Vàng đều là những doanh nghiệp lớn, khi Sen Vàng hợp nhất vào APEC thì các cổ đông này có thể hỗ trợ đáng kể cho APEC trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư, một lĩnh vực mà APEC muốn theo đuổi trong tương lai.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh của Sen Vàng cũng đang có chiều hướng được cải thiện. Doanh thu và lợi nhuận của Sen Vàng trong năm 2014 dù không cao nhưng đã thể hiện được sự thay da đổi thịt đáng kể. Quý IV/2014, doanh thu Sen Vàng đạt 3,3 tỷ đồng, tăng trưởng tới 324% so với quý IV/2013 và đạt 870 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 219% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2014, Sen Vàng đạt gần 11 tỷ doanh thu, tăng 110% so với năm 2013, lãi sau thuế 1,3 tỷ đồng, tuy không cao, nhưng đã là cuộc đại cách mạng so với mức lỗ 4 tỷ của năm 2013.
Thương vụ được kỳ vọng nhất năm 2015 - cặp APEC và Sen Vàng, chưa đi đến hồi kết và bầu không khí sáp nhập công ty chứng khoán trong năm 2015 có vẻ trầm xuống. Tuy nhiên, quan sát những diễn biến hiện tại, sự “im lặng” này có thể chỉ là tạm thời để chuẩn bị cho những loạt đại bác ồn ã hơn trong thời gian tới.
Thực tế, dù chưa đi đến hồi kết, các công ty chứng khoán vẫn âm thầm chuẩn bị cho các hoạt động sáp nhập. Cách đây chưa lâu, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Phương Đông (ORS) đã thông qua chủ trương sáp nhập hoặc hợp nhất với một hoặc một số công ty chứng khoán khác. Việc cụ thể hóa chủ trương này đã được Hội đồng quản trị giao cho Ban điều hành xúc tiến, triển khai tìm kiếm các đối tác tiềm năng và xây dựng phương án trình Hội đồng quản trị xem xét.
Trong khi đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015, Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (HPC) đã thông qua Đề án hợp nhất với Công ty cổ phần Chứng khoán Á - Âu (AAS). Ông Vũ Dương Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị HPC cho biết, việc hợp nhất sẽ giúp HPC cải thiện tình trạng hơn và qua đó có thể tận dụng nhân sự giỏi cũng như mở thêm chi nhánh thứ 2 tại TP.HCM.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025