
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
TIN LIÊN QUAN | |
M&A ngân hàng: Không còn thời gian để “câu giờ” | |
Ráo riết M&A để thoát án sở hữu chéo | |
"Cơn bão M&A" ngân hàng sắp nổi | |
M&A ngân hàng 2014: Vẫn chỉ là con số không! |
Hé lộ nhiều tên tuổi bất ngờ
Từ những ngày cuối năm 2014, thị trường ngân hàng đã bắt đầu được hâm nóng bởi một số tên tuổi “lạ”, hứa hẹn một mùa M&A sôi động và đầy kịch tính trong năm 2015.
Những cái tên mới đã bắt đầu lộ diện. Cụ thể, theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, tới đây, Vietcombank sẽ tiến hành sáp nhập Saigonbank. Hiện thông tin này chưa được hai bên xác nhận, song nguồn tin cho biết, thương vụ này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bật đèn xanh.
![]() |
Thương vụ sáp nhập của Sacombank hoặc Maritime Bank được dự đoán sẽ mở đầu năm 2015. Ảnh: Lê Toàn |
Vietcombank đang sở hữu cổ phần lớn tại 4 ngân hàng và một công ty tài chính, bao gồm: MB, OCB, Eximbank, Saigonbank và Công ty cổ phần Tài chính Xi măng. Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, ngân hàng chỉ được sở hữu cổ phần tại tối đa 2 ngân hàng, mức sở hữu tại mỗi ngân hàng không quá 5%. Như vậy, dù muốn hay không, Vietcombank cũng sẽ phải nhanh chóng thoái vốn, hoặc mua lại các tổ chức tín dụng trên để hợp thức hóa quy định về sỡ hữu.
Trong đó, khả năng mua lại Saigonbank là khả dĩ nhất, tỷ lệ nắm giữ của Vietcombank tại Saigonbank hiện là 8,2%. Dĩ nhiên, trước khi trình xin ý kiến NHNN, 2 ngân hàng phải xin ý kiến cổ đông.
Một trường hợp khác là VietinBank và PGBank. Năm 2014, PGBank đã để lộ phương án sáp nhập với VietinBank. Trả lời phóng viên Báo Đầu tư thời điểm đó, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT PGBank khẳng định, phương án sáp nhập với VietinBank chưa được chốt. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết, hai bên đã tiến hành khảo sát và nhiều khả năng, PGBank vẫn sẽ “về một nhà” với VietinBank.
Một loạt ngân hàng khác cũng đang nằm trong đồn đoán sẽ sáp nhập ngân hàng khác là BIDV, DongABank, Vietcapital Bank. Cả 3 ngân hàng này đều được đồn đoán sẽ sáp nhập với một ngân hàng tại phía Nam. Ở phía Bắc, một ngân hàng sau hơn 2 năm chật vật tự tái cơ cấu nay cũng đứng trước áp lực tìm đối tác để sáp nhập.
Ngoài ra, 3 thương vụ cũ đã được trông đợi rất nhiều từ năm 2014 là Sacombank -SouthernBank, Maritime Bank - MDB và thương vụ bán 100% GPBank cho ngân hàng ngoại cũng có khả năng sẽ diễn ra ngay trong năm 2015.
Năm 2015 cũng là hạn chót thoái vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, đồng nghĩa hàng loạt công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính sẽ về tay các ngân hàng bằng con đường M&A.
Thương vụ sáp nhập của Sacombank hoặc Maritime Bank được dự đoán sẽ mở đầu năm 2015. Tại buổi họp tổng kết ngành ngân hàng TP.HCM cuối năm diễn ra mới đây, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc NHNN khẳng định, năm 2015, việc tái cơ cấu sẽ là bắt buộc. Bắt đầu là công cuộc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank và tiếp tục đến các ngân hàng khác với chủ trương các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ “kèm” các ngân hàng cổ phần yếu, kém.
Hết cơ hội để chần chừ
“Hiện vẫn còn 4-5 tổ chức tín dụng yếu kém đang được xử lý, các trường hợp này đã có đề án tái cơ cấu, song thời điểm NHNN thông qua phương án còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một số trường hợp tái cơ cấu ngân hàng thời gian qua diễn ra chậm, một phần là do sở hữu chéo, do nhận thức của lãnh đạo ngân hàng chưa thật thông suốt. Vì vậy, năm 2015, nếu bộ máy quản trị, điều hành của các ngân hàng này vẫn còn lưỡng lự, thì NHNN cũng phải quyết, bởi càng chần chừ, càng tốn kém”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng nói.
Cơ hội để ngân hàng chần chừ càng ít, bởi năm 2015, NHNN quyết tâm dọn sạch ngân hàng yếu kém. Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh khẳng định, năm 2015, NHNN sẽ xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, kể cả giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc.
Không chỉ M&A để giải quyết ngân hàng yếu kém, áp lực M&A để xử lý sở hữu chéo và hình thành những ngân hàng quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh khi nền kinh tế hội nhập sâu vào năm 2015 cũng rất nặng nề.
Hà Tâm
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower