-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Năm 2020, VinSmart đã có lô hàng smartphone đầu tiên xuất sang Mỹ |
Sản phẩm Make in Viet Nam tiến ra nước ngoài
Năm 2020 là năm lịch sử, đánh dấu Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công thiết bị 5G; là một trong 30 nước có nền sản xuất smartphone. Đồng thời, 2020 cũng là năm ghi nhận có doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trở thành OEM - nhà sản xuất thiết bị gốc.
Tháng 9/2020, chỉ sau 9 tháng khánh thành nhà máy VinSmart tại Hòa Lạc, lô smartphone đầu tiên trong số khoảng 2 triệu chiếc đã được xuất khẩu sang Mỹ, đánh dấu sự trở thành một OEM đầu tiên của Việt Nam. Cũng chỉ sau 1 năm, VinSmart đã trở thành nhà sản xuất smartphone đầu tiên của Việt Nam vào Top 3 thương hiệu smartphone lớn nhất tại Việt Nam.
Cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số cần phải đi tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
“VinSmart có một tầm nhìn xa hơn câu chuyện doanh số khi hợp tác với các thương hiệu Mỹ nổi tiếng toàn cầu như AT&T, Qualcomm. Đi cùng với những tên tuổi lớn như vậy sẽ là cơ sở rất tốt để VinSmart tiến vào thị trường Mỹ. Đây chính là điểm quan trọng hơn cả, cho thấy sức mạnh của nhà sản xuất Việt không chỉ nằm ở tài chính, công nghệ, mà còn ở khát vọng và tầm nhìn”, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông đánh giá.
Bởi thế, theo TS. Mai Liêm Trực, bước đi của VinSmart có thể xem là mở ra một trang mới, đánh dấu một sự khởi đầu mới cho ngành công nghiệp Việt Nam, một ngành công nghiệp trí tuệ.
Một buổi sáng cuối tháng 11/2020, bên ngoài trụ sở chính của Tập đoàn Qualcomm (San Diego, California) đã xuất hiện những chiếc camera AI View của Bkav vừa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là đơn hàng đầu tiên và quan trọng nhất của Bkav sau 3 tháng đặt chân vào Mỹ. Việc Qualcomm đặt mua camera của Bkav không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Bkav, mà đối với Qualcomm, nó cũng sẽ phục vụ trong chiến lược triển khai thành phố thông minh của tập đoàn này.
Bkav "tự nhận" là một trong những nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới tích hợp thành công trí tuệ nhân tạo (AI) vào camera an ninh. Ngoài thị trường Mỹ, Bkav đã xuất khẩu camera AI sang Ấn Độ và đang đàm phán, xúc tiến xuất khẩu vào Mexico, Phần Lan, Malaysia, Singapore…
Ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Bkav cho biết, Bkav đang hướng tới mục tiêu trở thành công ty camera tỷ USD và vào Top 3 nhà sản xuất smartphone.
“Những việc tôi làm như sản xuất smartphone Bphone hay camera AI, ngoài chuyện kinh doanh của doanh nghiệp ra, nó còn là thương hiệu của Việt Nam với thế giới, là hướng đến nền công nghiệp Make in Vietnam. Chúng tôi đã thành lập riêng công ty về camera, lấy thương hiệu là AI View và sau này sẽ gọi vốn quốc tế, phấn đấu sau 5 năm sẽ trở thành công ty tỷ USD”, ông Quảng cho biết.
Những công ty như VinSmart, AI View… đang ngày một nhiều ở Việt Nam. Chỉ trong năm 2020, Việt Nam đã có thêm hơn 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28% và giờ đây, Việt Nam đã có cộng đồng trên 58.000 doanh nghiệp số. Một con số kỷ lục! Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể đạt được vào năm 2025.
Nhờ Make in Vietnam, chúng ta nằm trong tốp đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời Covid-19. Nhờ Make in Vietnam, chúng ta làm chủ tới 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, hình thành công nghiệp an ninh mạng. Nhờ Make in Vietnam, chúng ta đang hình thành ngành công nghiệp dữ liệu. Nhờ Make in Vietnam, năm 2020, Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Nhờ Make in Vietnam, chúng ta bắt đầu có nền công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Năm 2020, ngành công nghiệp ICT không chỉ có đóng góp to lớn trong cuộc chiến phòng chống Covid-19, mà còn trở thành ngành có đóng góp rất lớn trong cơ cấu GDP của cả nước với khoảng 7,3%, nếu tính cả khối FDI thì sự đóng góp hơn 16% GDP trong năm 2020.
“Không Make in Vietnam, thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Vietnam, thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Vietnam, thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Vietnam, thì Việt Nam không thể hùng cường, thịnh vượng”, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 mới đây.
Theo ông Hùng, Make in Vietnam là một khẩu hiệu hành động. Nó thúc giục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam.
Để trở thành cường quốc công nghệ
Chúng ta đã có một năm 2020 thành công đậm nét với Make in Vietnam. Nhưng để thổi bùng ngọn lửa này, phải có một quá trình dài, liên tục, với rất nhiều việc phải làm.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam có nhiều việc phải làm, trong đó, phải nhắm vào những ngành có động lực mới, tạo sức lan tỏa để phá vỡ và thoát ra khỏi sự tăng trưởng tuyến tính. Đó là lý do chúng ta nói nhiều tới các start-up và các doanh nghiệp công nghệ số. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thường xuyên đạt mức 6-7%. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao, nhưng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu các doanh nghiệp công nghệ số phải đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp đôi.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, chúng ta muốn đất nước phát triển, thì các doanh nghiệp công nghệ phải phát triển nhanh hơn. Công nghệ không cần hoàn toàn của Việt Nam, nhưng mô hình và giải pháp phải của Việt Nam. Để Việt Nam phát triển, cần tới sự nỗ lực của tất cả cộng đồng doanh nghiệp công nghệ nói riêng, các doanh nghiệp nói chung và của toàn thể xã hội.
Theo ông Nguyễn Tử Quảng, cơ hội để Việt Nam phát triển thần tốc dựa vào khoa học công nghệ là rất lớn. Để thực hiện “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp khoa học công nghệ rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ của Chính phủ.
Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA cho rằng, khi làm một sản phẩm công nghệ thì doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện làm sao để cả xã hội sử dụng được sản phẩm này, làm sao để cạnh tranh được với những sản phẩm trong nước khác và cả sản phẩm nước ngoài. Vì thế, đòi hỏi những người làm ra sản phẩm phải có sự sáng tạo, đồng thời cũng phải rất am hiểu đặc thù của thị trường Việt thì mới có thể tạo ra sản phẩm có giá trị mà lại cạnh tranh được với nước ngoài.
“Chúng ta có đủ sự tự tin để giải quyết các bài toán của Việt Nam một cách rất hiệu quả và cũng trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tôi tin rằng, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc về công nghệ, có nhiều sản phẩm triển khai thành công ở khu vực cũng như trên thế giới”, ông Long tin tưởng.
Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đề xuất, doanh nghiệp là chủ thể chính tạo ra giá trị trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Vì vậy, chính sách của Nhà nước cần chú trọng hơn đến việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp ngay từ ngay từ khâu hoạch định chính sách.
“Viettel đề nghị Chính phủ có chính sách thu hút các công ty công nghệ của thế giới xây dựng trung tâm công nghệ tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới, nguồn tri thức và kinh nghiệm của các công ty công nghệ lớn của thế giới”, ông Nam kiến nghị.
Nhà mạng này cũng kiến nghị Chính phủ cần chấp nhận những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, dùng các chuẩn mực chung (sandbox) trong phát triển hạ tầng số, kinh tế số. Ngoài ra, Việt Nam cần tạo không gian thử nghiệm cho các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ số, đi đôi với hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển hạ tầng số, kinh tế số.
Make in Vietnam đang mở ra một cách cửa thần kỳ để doanh nghiệp tự mình lột xác. Make in Vietnam đang mở ra lối đi mới để Việt Nam có thể trở thành cường quốc công nghệ. Make in Vietnam đang là động lực, là hành trình để Việt Nam trở thành quốc gia số, xã hội số. Cơ hội đang rộng mở trong năm 2021.
-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu