
-
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt
-
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP
-
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn
-
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm?
-
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất -
VietinBank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch kênh số
![]() |
Việc siết chặt hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng là rất cần thiết, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng, doanh nghiệp, vừa bảo vệ nhà đầu tư. |
Ngân hàng mạnh tay chi thêm hàng tỷ USD mua trái phiếu doanh nghiệp
Theo các chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, 9 tháng đầu năm, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên thị trường tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 341.000 tỷ đồng. Dù lượng phát hành tăng vọt, song trái phiếu doanh nghiệp còn “đắt hàng” hơn năm ngoái, khi tỷ lệ phát hành thành công lên tới 98% (cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 93%). Trong đó, tỷ lệ chào bán thành công của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản được cải thiện rất mạnh, đạt tới 97,2% (cùng kỳ chỉ 87,5%).
Khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường dĩ nhiên vẫn là các nhà băng. Báo cáo tài chính quý III/2020 của nhiều ngân hàng cho thấy, lượng trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng nắm giữ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm nay, lượng trái phiếu mua vào của nhiều ngân hàng đã tăng gấp 2-3 lần.
Cụ thể, đến cuối tháng 9/2020, lượng trái phiếu doanh nghiệp mà Ngân hàng Techcombank nắm giữ là 54.400 tỷ đồng, tăng hơn 24.000 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Lượng trái phiếu này chiếm 19,5% tổng dư nợ tín dụng của Techcombank.
Tại Ngân hàng MB, danh mục trái phiếu doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi so với đầu năm, với tổng giá trị trái phiếu nắm giữ lên tới 27.500 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ hơn 14.400 tỷ đồng). Hay như tại SeaBank, lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ tăng 3,5 lần…
Việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn không phải là xấu. Thực tế, kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng vẫn khả quan trong 9 tháng đầu năm là nhờ sự “xoay chuyển” này. Tuy nhiên, việc ngân hàng tăng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến cơ quan quản lý lo lắng.
Cấm ngân hàng mua trái phiếu đảo nợ có khả thi?
Bấy lâu nay, việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản được nhiều chuyên gia cảnh báo. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, rất có thể ngân hàng “lách” luật cho vay đảo nợ bằng trái phiếu.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng khẳng định, đã phát sinh việc tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để cơ cấu lại nợ.
Qua kiểm tra, NHNN cũng phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp, tăng quy mô vốn hoạt động, nhưng thực tế là góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác để các doanh nghiệp này thực hiện dự án hoặc tiếp tục góp vốn, mua cổ phần..., khiến tổ chức tín dụng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu.
Trước thực trạng trên, NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Dự thảo quy định, ngân hàng thương mại chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm trước liền kề; không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để đảo nợ; không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác...
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, dù NHNN đã có quy định về hạn mức tín dụng với người liên quan, song thực tế, nhiều khoản giao dịch trái phiếu giữa ngân hàng với công ty “cháu chắt” là giao dịch đảo nợ mà NHNN không kiểm soát hết được.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc siết chặt hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng là rất cần thiết, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng, doanh nghiệp, vừa bảo vệ nhà đầu tư. Ngân hàng hiện là một trong những nhà phân phối trái phiếu lớn nhất trên thị trường, song hầu hết trái phiếu mà ngân hàng phân phối đều không có tài sản đảm bảo. Ngân hàng sau khi mua trái phiếu doanh nghiệp liền bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp, “nhường” toàn bộ rủi ro cho nhà đầu tư.
Về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản, NHNN vẫn đang theo sát hoạt động mua trái phiếu của các ngân hàng. NHNN đang tính dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp vào dư nợ tăng trưởng tín dụng chung của tổ chức tín dụng - đây cũng là một sự kiểm soát của NHNN đối với lĩnh vực này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của NHNN thường xuyên theo dõi báo cáo của tổ chức tín dụng, nếu tổ chức nào có tỷ lệ tập trung cao vào lĩnh vực rủi ro, trong đó có trái phiếu, sẽ ngay lập tức bị cảnh báo.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN

-
Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” độ dày vốn, quy mô tổng tài sản -
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn -
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất -
VietinBank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch kênh số -
Vì sao lợi nhuận một số ngân hàng đi lùi trong quý IV/2022? -
SeABank hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)