Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Tiêu điểm kinh doanh trong tuần
Masan có thêm tiền từ Bain Capital; Chủ Kem Tràng Tiền muốn Kem Kingkream; Dabaco bán công ty con; VNG bị phạt
Khánh An tổng hợp - 09/12/2023 10:10
 
Dabaco bán công ty con; HAGL Agrico đóng cửa một chi nhánh; VNG bị phạt; Masan có thêm 500 triệu USD; Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền muốn sở hữu Kem Kingkream.

Dabaco bán một công ty con

Theo thông tin công bố ngày 05/12, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam sẽ chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp tại một công ty con về heo giống tại Hà Tĩnh.

Cụ thể, HĐQT Dabaco sẽ chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp, tương đương 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH lợn giống Dabaco Hà Tĩnh (nay là Công ty TNHH Từ Minh Thanh). Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So sẽ nhận trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tất cả các công việc liên quan đến chuyển nhượng vốn góp theo quy định.

Công ty lợn giống Dabaco Hà Tĩnh là công ty con 100% vốn của Dabaco. Năm 2022, Doanh nghiệp có cam kết góp vốn 35 tỷ đồng vào doanh nghiệp này. Tuy nhiên tại thời điểm cuối tháng 06/2023, cam kết trên chưa được thực hiện, theo BCTC soát xét bán niên 2023.

Cũng tại thời điểm trên, Dabaco có 28 công ty con, toàn bộ đều là công ty 100% vốn góp. Trong đó, 6 công ty con được Dabaco cam kết góp vốn nhưng chưa thực hiện, bao gồm cả Dabaco Hà Tĩnh.

Về tình hình kinh doanh, Dabaco kết thúc quý 3 với tình hình tương đối ảm đạm khi giá heo hơi không còn duy trì đà tăng của quý trước đó. Doanh thu thuần quý 3 đạt hơn 2,700 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ; lãi ròng “bốc hơi” 94% so với cùng kỳ, còn gần 13 tỷ đồng. Kết quả này cũng thể hiện sự biến động về lợi nhuận của các ông lớn ngành chăn nuôi khi cách đây 3 tháng, Dabaco vừa công bố lợi nhuận khủng 327 tỷ đồng.

Nhìn về triển vọng sắp tới, mảng chăn nuôi heo sẽ còn gặp khó khăn khi giá heo hơi vẫn đang trên đà giảm. Theo trang Anova, giá heo hơi trung bình trên cả nước đang ở mức 48.500 đồng/kg, giảm 20% so với mức 60.000 đồng/kg cách đây vài tháng.

VNG bị xử phạt

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính CTCP VNG do cung cấp dịch vụ 6 trò chơi điện tử G1 không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính CTCP VNG  do cung cấp dịch vụ 6 trò chơi điện tử G1 không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt.

Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động của Bộ, của ngành TTTT trong tháng 11/2023 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới.

Cụ thể, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính CTCP VNG do cung cấp dịch vụ 6 trò chơi điện tử G1, gồm Tú Lơ Khơ, Poker Việt Nam, Crazy Tiến Lên, Tiến Lên Miền Nam, Cờ Cá Ngựa, Cờ Tướng (trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp) không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt.

Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi trực tuyến số 03/QĐ-TCTT ngày 16/01/2009 do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp cho CTCP VNG 2 tháng.

Masan có thêm 50 triệu USD

Tập đoàn Masan công bố Bain Capital – Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đã đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 1/2023.

 Trong vòng 2 tháng kể từ giao dịch đầu tiên, Bain Capital đã rót tổng cộng 250 triệu USD vào Masan

Các điều khoản giao dịch vẫn giữ nguyên như thỏa thuận ban đầu giữa hai bên. Số tiền thu được từ giao dịch vốn cổ phần này sẽ được dùng để cải thiện các chỉ số tài chính và giảm đòn bẩy cho bảng cân đối kế toán của Masan.

Như vậy, trong vòng 2 tháng kể từ giao dịch đầu tiên, Bain Capital đã rót tổng cộng 250 triệu USD vào Masan. Masan kỳ vọng giao dịch sẽ hoàn tất trong vài tháng tới và sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó bao gồm giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, để gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ Nợ ròng trên EBITDA dưới 3.5x một cách ổn định.

Bất chấp những biến động ngắn hạn của thị trường tài chính, việc tăng quy mô đầu tư của Bain Capital là sự tin tưởng mạnh mẽ cho chiến lược dài hạn và triển vọng của Masan. Điều này thể hiện rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh vững chắc trong quý 3 năm 2023 của Masan.

Cụ thể, mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng lần lượt ở mức 45,5% trong 9 tháng đầu năm 2023 và 47,3% trong quý 3/2023 so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, dòng tiền tự do cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng trong quý 3/2022 nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả.

Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền muốn sở hữu Kem Kingkream

HĐQT CTCP One Capital Hospitality -  công ty mẹ của Kem Tràng Tiền và Bánh Givral, vừa chấp thuận nhận chuyển nhượng gần 150 ngàn cổ phần của CTCP Kem Tín Phát. Theo đó, chủ thương hiệu Kem Kingkream sẽ trở thành công ty con của OCH.

CTCP One Capital Hospitality là công ty mẹ của Kem Tràng Tiền và Bánh Givral

Đây là loại cổ phần phổ thông được tính theo mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần. Giá chuyển nhượng không vượt quá thẩm quyền phê duyệt của HĐQT CTCP One Capital Hospitality. Thương vụ dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2023 và 2024.

Ngoài ra, One Capital Hospitality cũng sẽ hỗ trợ vốn cho CTCP Kem Tín Phát với giá trị hỗ trợ vốn không vượt quá thẩm quyền phê duyệt của HĐQT, sau khi OCH hoàn thành nhận chuyển nhượng cổ phần của Kem Tín Phát.

Cũng trong đợt này, HĐQT đồng ý để OCH chuyển nhượng một phần vốn đầu tư OCH đang nắm giữ tại các công ty con, đơn vị thành viên cho Quỹ đầu tư cơ hội đặc biệt Leadvisors (công ty con của OCH), đồng thời OCH sẽ ký và triển khai Hợp đồng Dịch vụ tư vấn với CTCP Bánh Givral (công ty con của OCH).

Tương tự, thời gian thực hiện dự kiến các giao dịch trên trong năm 2023 và 2024, đồng thời giá trị giao dịch không vượt quá thẩm quyền phê duyệt của HĐQT. Sau giao dịch, không làm thay đổi tỷ lệ quyền biểu quyết của OCH tại các công ty con, đơn vị thành viên.

CTCP Kem Tín Phát có tiền thân là Công ty TNHH Kinh doanh Tổng hợp Tín Phát, thành lập năm 2017. Công ty chính thức đổi tên gọi như hiện nay vào tháng 12/2019 sau khi tăng vốn điều lệ từ 200 triệu đồng lên 15 tỷ đồng; cơ cấu cổ đông tại thời điểm này gồm ông Vũ Vĩnh Cường (giữ chức Giám đốc kiêm đại diện pháp luật) nắm 10%, bà Vũ Thị Lan Ngọc 30%, bà Hà Thị Phương 60%. 

HAGL Agrico đóng cửa một chi nhánh tại Gia Lai

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) vừa thông báo chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh chế biến hoa quả của Công ty đặt tại tỉnh Gia Lai. Động thái này diễn ra trong bối cảnh HNG chìm trong thua lỗ thời gian dài.

Doanh nghiệp do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch quyết định đóng cửa chi nhánh CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - Chi nhánh Chế biến hoa quả. Chi nhánh này đặt tại số 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ông Nguyễn Hoàng Phi là người đứng đầu chi nhánh thực hiện các thủ tục có liên quan.

HNG quyết định đóng cửa chi nhánh trong bối cảnh Công ty tiếp tục lỗ ròng 199 tỷ đồng trong quý 3/2023, đánh dấu quý lỗ thứ 10 liên tiếp. Khoản lỗ này kéo mức lỗ ròng 9 tháng đầu năm vượt 446 tỷ đồng. Kéo theo đó, lỗ lũy kế tại ngày 30/09/2023 nâng lên hơn 7.400 tỷ đồng.

 

Dabaco Việt Nam bất ngờ muốn bán 100% vốn tại một công ty con
Kinh doanh lao dốc trong 9 tháng đầu năm 2023, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã DBC - sàn HoSE) thông qua kế hoạch bán vốn tại Công ty con ở tỉnh Hà Tĩnh.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư