
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Công ty cổ phần Bột giặt NET (NETCO, HNX: NET) sẽ chốt danh sách đăng ký nhận cổ tức với tỷ lệ 60%/cp, tương đương 1 cổ phiếu nhận 6.000 đồng) vào ngày 1/10 và dự chi vào ngày 20/10/2021.
Đây là mức chi cao nhất của NETCO từ sau năm 2010 đến nay.
Với xấp xỉ 22,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty này cần chi khoảng 134,3 tỷ đồng để hoàn tất việc chia cổ tức năm 2020.
Công ty TNHH Masan HPC sở hữu hơn 11,7 triệu cổ phiếu NET và là cổ đông lớn nhất khi nắm 52,25% vốn của NETCO. Số tiền mà Masan HPC thu về từ đợt chia cổ tức này là khoảng 70,2 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ đông lớn thứ hai là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (sở hữ 36% vốn) sẽ thu về xấp xỉ 48,4 tỷ đồng.
Nửa đầu năm nay, NETCO ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 740 tỷ đồng và lãi sau thuế 67,5 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đặt kế doanh thu từ 1,600- 2,000 tỷ đồng và lãi sau thuế 100- 120 tỷ đồng trong năm 2021.
Tính đến cuối tháng 6/2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ của NETCO đạt gần 207 tỷ đồng; có hơn 99 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng tại ngân hàng.
![]() |
Doanh thu, giá vốn và lợi nhuận gộp của NETCO phân theo khu vực. |
2020 là năm đánh dấu bước chuyển mình của NETCO khi Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Mansan chính thức trở thành cổ đông lớn của với tỷ lệ sở hữu 52,25% vốn điều lệ (thông qua Công ty TNHH Masan HPC).
Ông Trương Công Thắng, Chủ tịch HĐQT NETCO đánh giá, những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trên thị trường bột giặt, chất tẩy rửa chưa bao giờ giảm sức nóng.
Thương hiệu ngoại với ưu thế cạnh tranh, bề dày kinh nghiệm chinh chiến ở các thị trường đa quốc gia, tiềm lực tài chính mạnh, chiến lược quảng cáo rầm rộ,… đã đổ bộ vào Việt Nam. Trong khi đó, các thương hiệu trong nước vẫn miệt mài tìm lối đi riêng.
“Tuy nhiên, sau thương vụ thoái vốn khá thành công giữa Vinachem và Mansan HPC, cục diện từng bước xoay chuyển, cho thấy các thương hiệu trong nước không hề hụt hơi trong cuộc đua này và đang tìm cách giành lại “sân chơi”. Là doanh nghiệp Việt Nam tồn tại gần 5 thập kỷ, NETCO với thế mạnh là sự thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng trong nước, đang tái định vị để trở thành thương hiệu chăm sóc gia đình Việt được yêu thích”, ông Trương Công Thắng nói về kỳ vọng “đưa NETCO từ thương hiệu nông thôn trở thành thương hiệu phổ biến cả nước và quốc tế”.
Có trụ sở chính tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, Bột giặt NET được thành lập từ năm 1968. Hội đồng quản trị doanh nghiệp này đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất chất tẩy rửa có chất lượng tốt nhất và chi phí sản xuất thấp nhất tại Đông Nam Á trong tương lai.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/9, cổ phiếu NET giảm 5,8% còn 72.100 đồng/cp.

-
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới