
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ |
Vincommerce là đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ và hiện là một trong các công ty cháu của Tập đoàn Masan (MSN) sau thương vụ M&A hồi cuối năm 2019.
Theo chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang, tình hình hoạt động của doanh nghiệp này cũng từng được đề cập tới. Theo đó, tăng trưởng doanh thu quý I/2020 so với cùng kỳ đạt tới 40%, thu về hơn 8.700 tỷ đồng. Mức lỗ cũng giảm một nửa, nhưng vẫn âm hơn 900 tỷ đồng. Đánh giá về kết quả này, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang khi đó đã có phần bất ngờ về tốc độ chuyển đổi của hệ thống.
Gần 3.100 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu đã được VinCommerce huy động trong nửa đầu năm trong tháng 5 và 6 vừa qua. Trước đó, việc huy động vốn của Vincommerce bị hạn chế khá nhiều do công ty chưa đạt điểm hòa và còn lỗ lũy kế. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu đến cuối quý II/2020 là 3,18 lần.
![]() |
Chỉ tiêu tài chính của VinCommerce |
Số trái phiếu mà công ty huy động ở đợt trước đều có kỳ hạn 5 năm. Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ mỗi 3 tháng. Lãi suất áp dụng trong năm đầu tiên là 9,9%/năm, năm thứ hai là 10,9%/năm và áp dụng mức lãi suất thả nổi các năm sau với biên độ 3,9%/năm cộng thêm vào lãi suất tham chiếu.
Tính đến hết quý II/2020, VinCommerce có 2.916 cửa hàng, siêu thị với 130 siêu thị VinMart và 2.786 cửa hàng VinMart+. So với đầu năm, hệ thống đã giảm 106 cửa hàng chủ yếu do đóng cửa các cửa hàng VinMart+.
Trái phiếu được bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang bởi CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN). Đồng thời, toàn bộ nghĩa vụ thanh toán còn được đảm bảo bởi cổ phần của Vincommerce thuộc sở hữu của CTCP Phát triển thương mại và dịch vụ VCM.
Đến cuối quý II, sau nhiều giao dịch sắp xếp, Masan đang sở hữu 99,9% Công ty TNHH SHERPA, qua đó sở hữu tổng cộng 82,6% tỷ lệ lợi ích tại CTCP The Crown X. Trong đó, riêng công ty mẹ Masan đang sở hữu 12,6% vốn Crown X với giá gốc trên sổ sách là 20.002,6 tỷ đồng. Crown X trực tiếp sở hữu VCM - đơn vị nắm giữ cổ phần chi phối tại Vincommerce, VinEco và VinEco Tam Đảo.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower