
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu đại lý bảo hiểm giải thích chính xác các điều khoản |
Chị Hà tham gia 2 gói sản phẩm: bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cho bản thân và bảo hiểm giáo dục cho con gái, đóng phí định kỳ theo quý. 3 năm đầu, chị Hà vẫn nhớ và chủ động liên hệ với tư vấn viên đóng phí đúng lịch. Song dạo gần đây, cuộc sống nhiều biến cố và lo toan khiến chị không còn lưu tâm như trước. Nghĩa vụ đóng phí thường được chị thực hiện sau khi doanh nghiệp bảo hiểm liên hệ, thông báo.
“Dù biết tham gia bảo hiểm là phải đóng phí đúng hạn, nhưng do bận rộn nên tôi không để ý. Tôi thường đợi khi đến thời hạn, các tư vấn viên đại lý sẽ chủ động liên hệ nhắc nhở mình”, chị Hà nói. Sự cố xảy ra sau 2 lần tư vấn viên liên hệ, chị Hà vẫn quên không đóng phí. Việc doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương chấm dứt hợp đồng khiến chị khá bàng hoàng và hối tiếc.
Theo đại diện hãng bão hiểm, số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm trên thị trưởng bảo hiểm nhân thọ ngày càng gia tăng, giúp người dân thêm niềm tin tham gia giải pháp tài chính này. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn chưa nắm được nghĩa vụ đóng phí đúng hạn để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Việc thực hiện nghĩa vụ đóng phí được nêu rõ trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Trong trường hợp khách hàng quên kỳ đóng phí bảo hiểm, dẫn đến việc hợp đồng bị mất hiệu lực, trách nhiệm của các bên được quy định trong theo Khoản 2, Điều 35. Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí nhiều lần, bên mua không thể đóng phí đúng hạn, thì sau 60 ngày kể từ ngày gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không thể đóng phí đúng thời hạn, người tham gia có thể thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm để cùng tìm phương án khắc phục.
Để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm thường tích cực thông tin về các nghĩa vụ gắn với hợp đồng bảo hiểm qua nhiều kênh như: điện thoại trực tiếp, gửi email, tin nhắn… Tuy nhiên, không thể tránh khỏi sai sót hoặc sự cố trong quá trình liên lạc. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người tham gia bảo hiểm nên chủ động nắm rõ các quy định về nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ.
Theo luật sư Đặng Ngọc Châu - Đoàn luật sư TP HCM, để hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, người dân hoàn toàn có quyền yêu cầu đại lý bảo hiểm giải thích chính xác các điều khoản hoặc đặt câu hỏi để được tư vấn viên giải đáp thỏa đáng. Ngoài ra, có thể tìm đến các luật sư, chuyên gia để xin tư vấn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng bảo hiểm.
Hiện tất cả quy tắc, điều khoản, hợp đồng bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, biên lai thu phí bảo hiểm lần đầu, bảng minh hoạ quyền lợi của khách hàng… đều được Bộ Tài chính phê chuẩn, Cục quản lý và Giám sát Bảo hiểm theo dõi.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”