-
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
Động lực kinh tế biển
Ngày 24/5, tại thành phố Đà Nẵng, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra”.
Theo PGS.TS Bùi Quang Bình - Trường ĐH Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), khu kinh tế ven biển đã trở thành động lực tăng trưởng của nhiều địa phương.
Trong đó, giá trị sản xuất của các khu kinh tế ven biển năm 2015 là 187.721 tỷ đồng, năm 2020 là 675.525 tỷ đồng, tăng gấp 3.6 lần sau 5 năm. Quy mô sản xuất của các khu kinh tế ven biển tăng dần và góp phần mở rộng quy mô nền kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
Về tổng đầu tư, các khu kinh tế ven biển, năm 2015, tổng số dự án được thu hút vào các khu khu kinh tế ven biển là 803 dự án, với số vốn đăng ký là 1.048 nghìn tỷ đồng; đến năm 202 tăng lên 1.347 dự án, số vốn đăng ký là 1.507 nghìn tỷ đồng.
Hội thảo “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra” được tổ chức tại Đà Nẵng. |
Tổng vốn đầu tư thực hiện vào các khu kinh tế ven biển đang là nguồn đầu tư phát triển lớn vào các nền kinh tế địa phương. Vốn đầu tư vào các khu kinh tế ven biển tập trung vào 4 khu Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) chiếm gần 60% số dự án, 77% số vốn đăng ký và 92% số vốn thực hiện. Nhóm 4 khu kinh tế ven biển này chiếm 60% tổng diện tích lấp đầy tại các khu kinh tế văn biển ở vùng.
“Năng lực và quy mô kinh tế của các khu kinh tế ven biển tăng đáng kể; cùng với quá trình này là mức đóng góp vào ngân sách địa phương. Tỷ lệ đóng vào ngân sách địa phương từ mức hơn 22% năm 2015 đã đạt gần 31% năm 2020, tăng gần 9%. Dường như mục tiêu phát triển các khu kinh tế ven biển để tăng thu ngân sách cho các địa phương đã thành công”, ông Bình nhận định.
Khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) đã thu hút được nhiều dự án đầu tư. |
Theo ông Bình, quy mô hoạt động kinh tế của các khu kinh tế ven biển lớn mạnh và đang khẳng định vị trí trong nền kinh tế của vùng; trở thành trung tâm quy tụ, tập trung nguồn lực và các yếu tố sản xuất.
Một số ngành kinh tế biển đạt được sự phát triển khá ấn tượng, đóng góp lớn vào nền kinh tế, như du lịch biển, đảo; Công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp ô tô, Cảng biển và logistics…. Đồng thời tạo động lực phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng; thúc đẩy và đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, tăng độ mở nền kinh tế…
Điểm yếu liên kết
Theo PGS.TS. Trần Thị Lan Hương - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ- 3 TW về phát triển bền vững kinh tế biển, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Trung Bộ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển các ngành kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế ven biển là động lực, mở rộng các dịch vụ logicstics…
Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển ở khu vực Trung Bộ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khi có tiềm năng lớn nhưng quy mô phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương còn nhỏ; các khu công nghiệp ven biển chưa lấp đầy diện tích được quy hoạch; đóng góp của kinh tế biển trong GDP của tỉnh còn thấp.
Đáng chú ý, liên kết phát triển còn yếu và nhiều địa phương thay vì liên kết lại có xu hướng cạnh tranh xung đột nhau trong phát triển các loại hình kinh tế biển tương đồng.
Theo bà Hương, kinh tế biển là ưu tiên số 1 trong Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Nghị quyết hướng đến mục tiêu, năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn. Trong đó đưa ra 5 chủ trương lớn, 3 khâu đột phá và 7 nhóm giải pháp để phát triển kinh tế biển.
“Những hạn chế trong phát triển kinh tế biển cần phải được nghiên cứu để tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm phát triển bền vững kinh tế biển”, bà Hương chia sẻ.
Duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình kinh tế biển. |
Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, cần phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, trong đó đặc biệt là Nghi Sơn, Vũng Áng, Chu Lai, Dung Quất … trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây và Bắc – Nam với các nước ASEAN, Bắc Á…
Bên cạnh đó, phải tạo ra được nhu cầu phát triển cho toàn bộ các địa phương miền Trung, khu vực Tây Nguyên, cho các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… về thông thương hàng hóa, phát triển kinh tế biển. Điều này sẽ bảo đảm cho các khoản đầu tư của Nhà nước vào khu kinh tế ven biển đạt hiệu quả trong tình trạng lãng phí, dàn trải.
Cũng theo ông Bình, các khu kinh tế ven biển phải xây dựng được mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường sắt và đường không đồng bộ, liên thông với mạng giao thông quốc gia và quốc tế. Các khu kinh tế ven biển thực sự là “cửa vào” cho hàng hóa và dịch vụ, không chỉ của Việt Nam, mà còn của khu vực ASEAN và thế giới, có thế mạnh trọng việc kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư với khu vực và thế giới.
Ngoài ra, phát triển các khu kinh tế ven biển ở miền Trung theo hướng tập trung hóa gắn với chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất sâu rộng theo hướng cụm ngành, phát huy các cụm ngành sản xuất đã được hình thành ban đầu trong tổng thể các cụm ngành ở Việt Nam như: cụm lọc hóa dầu Dung Quất và Nghi Sơn; Cụm Công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô Chu Lai; Cụm Du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển Chân Mây gắn với Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất và Nhân Hội…
Hội thảo “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra” tập trung thảo luận nhiều vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế biển; thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển; sử dụng tài nguyên biển đảo phục vụ phát triển kinh tế xã hội; cùng như liên kết logistics trong phát triển kinh tế biển…
Qua đó làm rõ thực trạng phát triển kinh tế biển ở Việt nam nói chung, khu vực Trung Bộ nói riêng, các hạn chế rào cản trong phát triển kinh tế biển, từ đó có những kiến nghị đề xuất phát triển bền vững kinh tế biển trong thời gian tới.
-
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu -
Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp -
Dự án Bữa ăn học đường mở rộng đến những trường tiểu học chưa có bếp ăn -
Việt Nam cần trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển -
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up