![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/12/ton-kem-viet-nam-bi-dieu-tra-ban-pha-gia-tai-malaysia1739345216.jpg)
-
Tôn kẽm Việt Nam bị điều tra bán phá giá tại Malaysia
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 12/2/2025
-
Chủ động ứng phó trước diễn biến căng thẳng thương mại tại châu Âu - châu Mỹ
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp “bào mòn” lợi nhuận của Gỗ An Cường
-
Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãi -
Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện
Lọt mắt “ngôi sao” môi giới chứng khoán
Để trở thành cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC), HSC chỉ phải chi tối thiểu 17 tỷ đồng, mua hơn 842.000 cổ phần (21.000 đồng/cổ phần) và hạn chế chuyển nhượng trong một năm, tương đương tỷ lệ sở hữu 8,87% vốn sau khi phát hành. Cùng với HSC, còn có nhà đầu tư cá nhân Ngô Hùng Dũng cũng trở thành nhà đầu tư chiến lược của SCC.
![]() |
Hệ thống showroom của Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn - Hoarient. Ảnh: Đức Thanh |
Trong khi đó, SCC dự kiến thu gần 22 tỷ đồng từ đợt phát hành này. Số tiền đó so với một công ty mỹ phẩm lớn không thấm vào đâu, nhưng với một công ty nội địa như SCC lại là cơ hội lớn để khắc phục điểm yếu công nghệ, dây chuyền sản xuất, nghiên cứu mùi hương… SCC dự định, số tiền này dùng đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng và phát triển hệ thống gồm 10 cửa hàng thiết kế theo chuẩn mới tại TP.HCM và Hà Nội.
Hai cổ đông chiến lược này phải đáp ứng 4 tiêu chí cơ bản gồm năng lực tài chính đảm bảo, có kế hoạch đầu tư dài hạn, hỗ trợ Công ty về quản trị, tài chính, thị trường, công nghệ, hoặc có khả năng truyền thông, quảng bá thương hiệu.
Đại diện SCC chưa tiết lộ nhiều về tác động tích cực của hai cổ đông chiến lược mới này, bởi trước mắt họ vẫn là nhà đầu tư tài chính đơn thuần. Đại diện này kỳ vọng có sự tham gia của nhà đầu tư tài chính sẽ khiến SCC có nguồn lực mạnh hơn đầu tư vào kế hoạch mới và minh bạch tài chính hơn. Bởi cùng với SSI, Bản Việt, HSC là một trong những “ngôi sao” sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam, chiếm khoảng 35% thị phần.
Mỹ phẩm Sài Gòn tiền thân là hãng nước hoa Immorter, được thành lập vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Sau năm 1975, thương hiệu này được chuyển giao, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp TP.HCM.
Trong báo cáo thường niên những năm gần đây, Công ty đều nhấn mạnh việc xây dựng hình ảnh thương hiệu Miss Saigon chuyên nghiệp, thu hẹp sản phẩm phân khúc thấp và tăng sản lượng tiêu thụ bởi đối tượng khách hàng trẻ. Công ty hợp tác với một đơn vị thiết kế mẫu mã mới cho dòng nước hoa Miss Việt Nam, nhưng không phá bỏ kiểu dáng thiếu nữ mặc áo dài đội nón lá.
Năm 2017, SCC đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 324 tỷ đồng và 38 tỷ đồng. Đây là khoản lãi cao nhất Công ty ghi nhận từ khi cổ phần hoá vào những năm cuối thập niên 90. Trong khi đó, thị trường nội địa với kênh bán lẻ chủ lực là đại lý và siêu thị đóng góp hơn 86% vào tổng doanh thu. Năm nay, SCC đặt mục tiêu đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 390 tỷ đồng và 53 tỷ đồng.
Giành thị phần phân khúc mỹ phẩm thiên nhiên
Dự báo đến năm 2020, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam có thể đạt 2,2 tỷ USD.
Theo bà Huỳnh Bích Trân, Phó giám đốc dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam rất hứng thú tìm kiếm các sản phẩm cải tiến trên thị trường, với 88% có nhu cầu mua sản phẩm mới, cao nhất trong khu vực, trong đó có các dòng sản phẩm cao cấp đến từ thiên nhiên, organic.
Theo số liệu khảo sát thị trường mỹ phẩm, mỗi người Việt chi tiền cho mỹ phẩm trung bình khoảng 4 USD/năm. Riêng phụ nữ chi tiêu khoảng 140.000 đồng/tháng cho mỹ phẩm. Tiềm năng này khiến thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục sôi động.
Trong cuộc chơi đó, các thương hiệu nước ngoài đang chiếm 90% thị phần tại Việt Nam, với các “đại gia” mỹ phẩm toàn cầu như: L’Oreal, Kanebo, Ohui, Whoo, The Body Shop, The Faceshop, Shiseido, Yves Rocher, L’Occitane, Clarins, Menrad… đến các tập đoàn đa quốc gia (đang có nhà máy tại Việt Nam) như Unilever, Kao, P&G…
Ngoài ra, SCC còn vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm giả và các sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc trên thị trường. Sự gia nhập ngành của các đơn vị nhỏ lẻ và các thương hiệu mới xuất xứ từ Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia...
Cùng Thorakao, Thái Dương, Đại Việt Hương, SCC cũng đang tận dụng thời cơ để giành thị phần tại phân khúc mỹ phẩm thiên nhiên, organic (thuần hữu cơ).
Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc kinh doanh SCC cho biết, 2 năm nay, Công ty nghiên cứu và tung ra thị trường các dòng sản phẩm nghiêng về thiên nhiên nhiều hơn. Mặc dù, SCC có dòng sản phẩm dầu gội bồ kết (Fresh) từ những năm 80, nhưng phải phát triển thêm các dòng sản phẩm chiết xuất từ tinh dầu bưởi, lá neem (Ấn Độ). Hiện các sản phẩm thiên nhiên hai nhóm nước hoa và dầu gội chiếm hơn 30% doanh thu của SCC.
Với các dòng sản phẩm truyền thống như dầu gội bồ kết, SCC bắt tay với đối tác ngoại để thiết kế lại kiểu dáng bao bì, đáp ứng thị hiếu của người dùng. Còn các dòng sản phẩm mới lá neem và dầu bưởi, SCC đang kết hợp với một số công ty nước ngoài nghiên cứu sản phẩm ở phân khúc tiệm trung cấp (trên bình dân).
Bên cạnh đó, SCC cũng đầu tư hệ thống showroom riêng của mình, như Hoarient và chuyên bán lẻ nước hoa. Cách đây 10 năm, để tiến lên phân khúc cao cấp, SCC cũng đầu tư chuỗi cửa hàng riêng là SCPerfume nhằm xây dựng hệ thống bán hàng tiến ra thị trường miền Bắc. Đặc biệt, với SC Perfume, SCC muốn nhắm đến những sản phẩm thay thế hàng ngoại nhập.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/manhcuong/2018/06/18/my-pham-nhat-am-tham-dinh-hinh-thi-truong-muc-tieu1529268828.jpg)
-
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất việc làm ngay để có 8% tăng trưởng -
Chi phí quản lý doanh nghiệp “bào mòn” lợi nhuận của Gỗ An Cường -
Enfarm - Công nghệ AI cho nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới -
Xuất khẩu nhôm, thép Việt Nam sẽ ra sao khi Mỹ áp thuế 25% -
Khu du lịch Núi Bà Đen hút khách tham quan, Công ty khai thác dịch vụ báo lãi -
Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện -
Hội chợ THAIFEX HOREC Asia 2025: Tâm điểm kết nối và đổi mới của ngành HoReCa tại châu Á
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc