-
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương -
Hà Nội đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hà Nội cán đích sớm chương trình OCOP năm 2024 -
CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63%
Khai mở chính ngạch
Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương (Công ty Nam Dương) vừa hoàn tất ký kết hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần Quốc tế LNS để trở thành đơn vị đầu tiên đưa gia vị thương hiệu Việt xuất khẩu bằng đường chính ngạch vào thị trường Mỹ.
“Xuất khẩu bằng đường chính ngạch vào Mỹ là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong chiến lược xâm nhập sân chơi gia vị và ẩm thực toàn cầu một cách bài bản của Nam Dương trong thời gian tới”, ông Hồ Diệp Anh Khôi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương chia sẻ ngay sau Lễ ký kết.
Theo thỏa thuận, LNS sẽ hỗ trợ Nam Dương đưa vào Mỹ các sản phẩm mũi nhọn, gồm: nước tương Nam Dương thượng hạng, tương ớt Nam Dương Sriracha và sốt tỏi ớt bằm Nam Dương. Trong đó, sản phẩm nước tương thượng hạng với biểu tượng con mèo đen có hương vị truyền thống, được giữ theo công thức từ năm 1951 và luôn được nhiều kiều bào Việt Nam tại Mỹ ưa thích tìm mua khi về thăm quê hương.
Chia sẻ riêng với Báo Đầu tư, ông Khôi kể, gần 10 năm trước, Nam Dương đã xác định mục tiêu phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, trước khi gia nhập sân chơi lớn, Nam Dương phải có đủ năng lực về sản xuất, sản phẩm chất lượng, đứng vững tại thị trường nội địa, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như xây dựng nền tảng tài chính.
Đây là lý do năm 2015, Nam Dương đã đổi tên thành Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương, đầu tư 25,6 triệu USD xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Hiệp Phước với tổng công suất 94.000 tấn/năm. Hiện nay, Nam Dương có danh mục hơn 30 sản phẩm thuộc 4 nhóm sản phẩm chủ lực là nước tương - một thế mạnh truyền thống lịch sử hơn 70 năm, tương ớt, hạt nêm và nước sốt mayonnaise.
Ngoài ra, Nam Dương còn chú trọng đầu tư vào hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho hệ thống nhà máy theo mô hình hoàn thiện khép kín từ nguyên liệu đến thành phẩm với chứng nhận an toàn thực phẩm và sản xuất như: FSSC 22000, AIB, SEDEX SMETA, FDA, AIB, ISO 14001:2015… Hàng năm, Công ty đầu tư chi phí cải tiến công nghệ, cải tiến quy trình, tự động hóa hoặc nghiên cứu sản phẩm mới… khoảng 4 - 5% so với tổng chi phí đầu tư ban đầu.
Theo dấu phở Việt
Lý do Nam Dương chọn Mỹ cho kế hoạch tiên phong xuất khẩu chính ngạch, thay vì châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào khác là một câu chuyện hấp dẫn.
Ông Khôi chia sẻ, Công ty áp dụng chiến lược “theo dấu Phở Việt”, ở đâu có người Việt thì ở đó sẽ có phở và phải có gia vị của Nam Dương.
“Người Việt sẽ là ‘đại sứ’ lan tỏa gia vị Việt, gia vị Nam Dương trong cộng đồng”, ông Khôi tin tưởng.
Tuy vậy, hành trình này không hề dễ dàng. Ông Khôi nhớ lại, để đạt được chứng nhận an toàn thực phẩm của thị trường Mỹ, đội ngũ của Nam Dương đã mất nhiều mồ hôi và nước mắt trong quá trình chuẩn bị kéo dài tới 7 năm. Ở góc độ sản xuất, Nam Dương phải hoàn thiện năng lực sản xuất, chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sản phẩm và tiến hành thử nghiệm có chọn lọc bằng cách mở rộng tham gia sản xuất gia công cho các siêu thị tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Mông Cổ…
Cũng phải nhấn mạnh, chính hoạt động gia công giúp Công ty tổng hợp, phân tích rõ về thói quen, thị hiếu của khách hàng bản địa, trên cơ sở đó, tiến hành điều tiết quá trình sản xuất, cấu thành sản phẩm để hoàn thiện sản phẩm trước khi xuất khẩu chính ngạch.
Sản phẩm thứ hai Nam Dương đưa đến thị trường Mỹ trong đợt này là tương ớt Sriracha. Đây là một trong những sản phẩm có tính phổ thông, được người tiêu dùng Mỹ yêu thích.
“Chúng tôi khá may mắn khi chọn thời điểm xuất khẩu. Đó là giai đoạn năm 2022 và 2023, thị trường Mỹ thiếu hụt Sriracha. Sản phẩm của Huy Fong (nhà cung cấp tương ớt lớn nhất tại Mỹ) bị khan hiếm và đây chính là cơ hội lên kệ chính thức của sản phẩm tương ớt Nam Dương”, ông Khôi nói.
Trong hành trình đến Mỹ của gia vị Việt bằng đường chính ngạch, không thể không nhắc đến những tác động tích cực từ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã có sự thăng tiến nhất định trong năm 2023, cộng với đó là tình trạng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài dẫn đến thuế quan hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ tăng… Trước đây, một sản phẩm nước tương từ Trung Quốc đến Mỹ có thể chịu thuế 5 - 10%, nhưng hiện tại, con số này đã lên đến 30%.
Tuy nhiên, sự chủ động của doanh nghiệp mới là yếu tố tiên quyết.
“Trong hơn 5 năm vừa qua, nếu Nam Dương không xây dựng đủ tiêu chuẩn, năng lực, thì cơ hội cũng sẽ trôi qua”, ông Khôi khẳng định.
Ông cũng cho biết thêm, mong muốn của Nam Dương là xây dựng “nền” thật chuẩn và chắc, để hướng đến mục tiêu tỷ trọng xuất khẩu chiếm 30% tổng doanh thu trong 5 - 10 năm tới. Hiện nay, con số này là 10%.
Chiến lược tập trung vào người tiêu dùng
Kế hoạch hợp tác giữa Nam Dương với LNS sẽ không chỉ dừng lại ở việc đưa hàng lên kệ siêu thị. Trong trung hạn, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực, Nam Dương sẽ hợp tác với LNS để triển khai các hoạt động nghiên cứu, phát triển thêm các dòng sản phẩm khác phù hợp với thị hiếu tại thị trường này. Ngoài Mỹ, Nam Dương và LNS cũng sẽ tiếp tục thảo luận, tìm kiếm cơ hội để tiếp tục mở rộng sang các thị trường khác như châu Âu, châu đại dương…
Đặc biệt, thị trường nội địa đang được nhìn nhận là bệ đỡ chính, dù đây được xác định là “thị trường đỏ”, với sự cạnh tranh gay gắt.
“Cạnh tranh là động lực để phát triển, vì người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi lớn nhất. Do vậy, hướng đi của chúng tôi là tập trung vào người tiêu dùng thay vì tập trung vào đối thủ”, ông Khôi khẳng định.
Ngay với quyết định chọn LNS là đối tác toàn diện, ông Khôi chia sẻ thêm, cũng không thuần túy là yếu tố kinh doanh, mà còn là câu chuyện cùng mục tiêu, cùng tầm nhìn.
“Chúng tôi không tham vọng có thể chiếm lĩnh hết thị trường, mà đặt kế hoạch nếu không có mặt trong bữa tối, thì sẽ là bữa sáng, bữa trưa... của khách hàng”, ông Khôi thẳng thắn.
Hiện tổng công suất 4 nhóm sản phẩm chính của Nam Dương (gồm nước tương; nhóm sản phẩm liên quan đến tương sốt như tương ớt, tương cà, dầu hào; hạt nêm; sốt mayonnaise) khoảng 94.000 tấn/năm.
Định hướng của Nam Dương là tăng trưởng gấp đôi về doanh thu sau mỗi 5 năm và hướng đến phát triển hệ sinh thái sản phẩm từ 30 lên 130 sản phẩm trong 5 năm tới.
-
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 4,25% -
Hà Nội đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hà Nội cán đích sớm chương trình OCOP năm 2024 -
CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% -
CPI tháng 12/2024 tăng 0,29% -
Việt Nam thu gần 406 tỷ USD từ xuất khẩu -
Hải quan chỉ đạo dừng nhập khẩu thuốc lá điện tử
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên