
-
“Dược sĩ Tiến” cầm đầu đường dây sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả
-
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc
-
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm
-
Quảng Nam: Dự án 230 tỷ đồng làm 8 năm không xong -
Hà Giang: Thu giữ gần 30 tấn thực phẩm trôi nổi, chuẩn bị “tuồn” ra thị trường
Chỉ thị nêu rõ, mặc dù các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng đã nỗ lực trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng tình hình vẫn ngày càng phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, sức khỏe và niềm tin của nhân dân, cũng như an ninh xã hội và phát triển bền vững.
![]() |
Công chức hải quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu. |
Nguyên nhân chính là do sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt và sát thực tế; các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, manh động; công tác nắm bắt, tham mưu còn chậm và thiếu nhạy bén. Quản lý nhà nước tại một số nơi còn yếu kém, có biểu hiện buông lỏng, né tránh trách nhiệm, thậm chí tiếp tay cho vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên phối hợp với bộ, ngành và địa phương vận động nhân dân xây dựng phong trào toàn dân đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy cần chỉ đạo hệ thống chính trị địa phương tích cực tham gia công tác này.
Thủ tướng yêu cầu kết hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời, tổ chức đợt tấn công cao điểm từ 15/5 đến 15/6/2025 nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm, sau đó tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan liên quan làm tốt công tác nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan để phát hiện, xử lý kịp thời các doanh nghiệp buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế; chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng buôn lậu vào Việt Nam.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu và dược phẩm giả; khẩn trương rà soát, sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược và các quy định liên quan, đồng thời đề xuất tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính. Bộ phát động phong trào nhân dân tham gia kiểm soát chất lượng thuốc, thực phẩm và yêu cầu các nhà khoa học, quản lý ngành y tế cam kết không quảng cáo sai lệch, chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm thực phẩm giả, độc hại, không rõ nguồn gốc; hoàn thiện quy định pháp luật về tiền kiểm, hậu kiểm, cấp phép và ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông.
-
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc -
Hà Giang: Thu giữ gần 30 tấn thực phẩm trôi nổi, chuẩn bị “tuồn” ra thị trường -
Vì sao nhiều cá nhân có vi phạm chưa bị xử lý trong vụ Tập đoàn Thuận An? -
Kon Tum yêu cầu báo cáo khẩn vụ phá rừng ở huyện Ia H’Drai -
Khởi tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty Cung ứng nhân lực Hoàng Long -
TP.HCM: Bắt thêm 34 người trong đường dây buôn lậu hàng triệu lít dầu tại nhiều cảng lớn -
Được đề nghị án treo, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc xin tòa giảm nhẹ hình phạt
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4