
-
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xin tiếp tục sử dụng bãi đệm taxi
-
Bộ Công thương đề nghị địa phương siết quản lý kinh doanh xăng dầu
-
VCCI: Mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu
-
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng
-
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh -
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân lên tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình dự án luật. |
Tiếp tục phiên họp thứ 3, chiều 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê.
Đây là dự án đã được Quốc hội quyết định tại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021,
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Lần sửa đổi này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ giữ nguyên 134 chỉ tiêu, sửa tên 41 chỉ tiêu, bổ sung 40 chỉ tiêu để phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ được ban hành trong thời gian gần đây, như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Bên cạnh đó 11 chỉ tiêu được đề xuất bỏ do không còn phù hợp với thực tế, không bảo đảm tính khả thi hoặc đã có trong nội dung của chỉ tiêu khác.
Thẩm tra sơ bộ dự án luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, với phạm vi sửa đổi như Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).
Tuy nhiên, tại cơ quan thẩm tra vẫn có các ý kiến cho rằng, cần thiết sửa đổi một số điều hoặc toàn diện Luật Thống kê chứ không chỉ sửa danh mục.
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới về chỉ số hiệu quả thống kê năm 2021, Việt Nam đạt 66/100 điểm; tuy nhiên chỉ số về hạ tầng dữ liệu đo lường về khung pháp lý, tiêu chuẩn, phương pháp thống kê, kỹ năng thống kê, nguồn lực đạt 35/100 điểm là hạn chế lớn chưa được khắc phục của công tác thống kê Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phản ánh.
Cơ quan thẩm tra cũng nhận xét, tổng số chỉ tiêu có thay đổi chiếm tỷ lệ 37,6%, song báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung hay sửa đổi các chỉ tiêu thống kê quốc gia còn mang tính định tính, thiếu các đánh giá, phân tích định lượng.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc luật hóa hoặc quy định một số nguyên tắc trong luật làm rõ tính minh bạch như tên gọi, nội hàm của từng chỉ tiêu thống kê quốc gia, nhất là đối với các chỉ tiêu mang tính tổng hợp, quan trọng như GDP.
Các chỉ tiêu cũng cần được quy định rõ về phương pháp tính toán, thẩm quyền và cách thức thu thập, sử dụng nguồn số liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập số liệu, công bố, chia sẻ thông tin... để bảo đảm tính kịp thời, thống nhất, đồng bộ, hệ thống của Danh mục; bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện và hướng tới tiết kiệm nguồn nhân lực và tài chính.
Đánh giá cao sự chủ động của Bộ kế hoạch và Đầu tư trong việc đề xuất sửa Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, sửa danh mục là rất chính xác, nhưng cân nhắc sửa thêm cả một số nội dung của Luật Thống kê.
Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, Luật chưa làm rõ trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương và địa phương trong việc cung cấp và điều chỉnh số liệu thống kê, nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận xét tính công khai minh bạch của thống kê còn hạn chế...
Riêng về danh mục mới với 215 chỉ tiêu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những nội dung về môi trường, thảm hoạ môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, các nhóm yếu thế, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị hoá, phát triển khu vực tư nhân chưa được đề cập nhiều.
Cần rà soát lại xem các chỉ tiêu về những nội dung này đã đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới chưa, Chủ tịch Vương Đình Huệ yêu cầu.
Tiếp thu các ý kiến của Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất dự án luật sửa cả phụ lục và cả một số điều liên quan đến những vấn đề lớn đã chín, đã rõ, tác động ngay đến công tác điều hành của Luật Thống kê. Nếu chưa thể thông qua quy trình một kỳ họp thì sẽ tiếp tục trình ở kỳ họp thứ ba của Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Bộ trưởng báo cáo lại Chính phủ về mở rộng phạm vi sửa đổi không chỉ ở danh mục, sau đó báo cáo Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2021.
-
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng -
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên toàn quốc -
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh -
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân lên tối đa là 2.444,09 đồng/kWh -
Con đường thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Australia -
Kon Tum bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh -
Khung giá bán lẻ điện bình quân: Từ 1.826,22 đồng/kWh đến 2.444,09 đồng/kWh
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao