-
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao
Thiết bị, máy móc của Nhà máy thép Cái Lân thuộc Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân bị bỏ không, han rỉ theo thời gian. |
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 220/NQ – CP về kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương xử lý SBIC.
Yêu cầu được Chính phủ đặt ra là thu hồi tối đa vốn và tài sản, hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước, trường hợp phải sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện đúng quy định của pháp luật; giảm thiểu tổn thất tiền, tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan cũng như đối với ngành đóng, sửa chữa tàu; tuân thủ quy định của pháp luật, nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro giữa các chủ thể liên quan.
Bên cạnh đó, quá trình xử lý phải đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; quan tâm, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần đảm bảo an sinh - xã hội, quốc phòng - an ninh; có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình triển khai nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện phá sản.
Cụ thể, Chính phủ sẽ tiến hành rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng từng doanh nghiệp; Xây dựng phương án xử lý cụ thể cho từng doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp.
Trong đó, đối với Công ty mẹ SBIC và 7 Công ty con (các Công ty TNHH MTV Đóng tàu: Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Thịnh Long, Cam Ranh; Công ty TNHH MTVCông nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn), các cơ quan bộ, ngành liên quan phải khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời gian thực hiện là dự kiến từ quý I/2024.
Đối với Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm sẽ thu hồi phần vốn góp của Công ty mẹ - SBIC, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm trong quá trình phá sản Công ty mẹ - SBIC, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng theo trình tự, thủ tục của Luật Phá sản, quy định pháp luật về chuyển nhượng vốn nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thời gian thực hiện được căn cứ phương án xử lý được phê duyệt, phù hợp với lộ trình phá sản Công ty mẹ SBIC và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng, dự kiến bắt đầu triển khai từ quý II/2024.
Đối với các doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trước đây đã xác định không giữ lại trong cơ cấu SBIC nhưng chưa hoàn thành tái cơ cấu theo Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị (147 doanh nghiệp, đơn vị) sẽ tiếp tục xử lý theo tinh thần Kết luận số 65-KL/TW, thu hồi tài sản, quyền tài sản của Công ty mẹ - SBIC và 7 Công ty con tại các doanh nghiệp này trong quá trình thực hiện phá sản Công ty mẹ - SBIC và 7 Công ty con theo trình tự, thủ tục của Luật Phá sản, quy định pháp luật về chuyển nhượng vốn nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thời gian thực hiện sẽ căn cứ phương án xử lý được phê duyệt, phù hợp với lộ trình phá sản Công ty mẹ - SBIC, 7 Công ty con, dự kiến triển khai từ quý II/2024.
Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp trong thẩm quyền của Chính phủ và các bộ; đề xuất với Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để ban hành kịp thời các hướng dẫn, cơ chế, chính sách nhằm xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý phá sản tại SBIC và 7 công ty con.
Đồng thời, quan tâm, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, tránh để xảy ra những ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng, gây khiếu kiện làm mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao -
Định hình tư duy cho doanh nghiệp trong thời đại mới -
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam