-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
Chưa bùng nổ như mong đợi
Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, Việt Nam đang có 588.000 thuê bao Mobile Money. Trong đó, Viettel có 402.000 khách hàng kể từ khi cung cấp dịch vụ này từ đầu tháng 12/2021. VNPT cung cấp dịch vụ sớm hơn Viettel một tuần, nhưng mới có gần 200.000 thuê bao Mobile Money. Như vậy, sau 3 tháng triển khai, số thuê bao Mobile Money mới chiếm 0,47% tổng số thuê bao di động hiện hữu - một con số rất khiêm tốn.
Ông Trương Quang Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho biết, với mạng lưới điểm giao dịch phủ tới 11.000 xã, Viettel Money đảm bảo ở đâu có sóng viễn thông, nơi đó có hạ tầng dịch vụ số. Cùng với đó, nhà mạng có chuỗi chương trình khuyến mại hấp dẫn ngay khi ra mắt thương hiệu, khuyến khích khách hàng trải nghiệm và hưởng lợi ngay từ hệ sinh thái thương mại và tài chính số Viettel Money.
“Viettel đã lên nhiều chiến dịch truyền thông để người dân, nhất là người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi”, ông Việt nói.
Còn theo VNPT, với hệ sinh thái dịch vụ đa dạng gồm mạng di động, viễn thông, Internet hơn 30 triệu thuê bao, hơn 30.000 trường học, hơn 20.000 nhà thuốc, hơn 7.000 cơ sở y tế/bệnh viện, kết nối thanh toán hơn 5.000 dịch vụ hành chính công và dịch vụ thiết yếu, Mobile Money - VNPT Pay đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán, mua sắm và tiện ích gắn với đời sống hằng ngày của người dân.
“Lợi thế lớn của VNPT là sở hữu hơn 10.000 điểm giao dịch, 10.000 điểm giao dịch ủy quyền và hơn 200.000 điểm kinh doanh liên kết, phủ rộng và sâu khắp 63 tỉnh, thành phố cả nước”, ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT Media nói.
Ông Nguyễn Trường Giang, Tổng giám đốc VinaPhone cho biết, so với tiềm năng và tổng số thuê bao di động hiện có của VinaPhone, số người dùng Mobile Money còn khá nhỏ bé. Theo quan điểm của VinaPhone, đây là lĩnh vực rất mới, là phương thức thanh toán, nên cũng làm thận trọng.
Theo đại diện MobiFone, trong giai đoạn đầu, sẽ triển khai cung cấp dịch vụ trên hệ thống hơn 600 cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc, trước khi tiếp tục mở rộng ra toàn bộ hệ thống hơn 10.000 điểm giao dịch của các đối tác, đại lý.
Đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân đầu tiên khiến số lượng người dùng chưa tăng là do người dùng chưa mặn mà lắm với hình thức này. Sự cần thiết, hạn mức, đối tượng người dùng… đang là rào cản.
Theo ông Nguyễn Sơn Hải, hạn mức giao dịch 10 triệu đồng/tháng là điểm hạn chế lớn. Với nhu cầu khá lớn của người dân có nhiều khoản chi như nộp tiền điện, sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày…, thì hạn mức này là thấp. Nếu các cơ quan quản lý có thể cho phép nâng hạn mức dùng Mobile Money, thì lượng người dùng sẽ tăng trưởng.
Các nhà mạng cho hay, Mobile Money mới chủ yếu được dùng trong các dịch vụ thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia, một số dịch vụ hành chính công. Trong khi đó, nhiều khoản thanh toán nhỏ lẻ khác có thể dùng Mobile Money mà chưa phát huy được.
Bên cạnh đó, các điểm kinh doanh Mobile Money để nạp, rút tiền mới là các doanh nghiệp. Trong tương lai, cơ quan chức năng có thể xem xét mở điểm kinh doanh ra hộ kinh doanh cá thể. Điều này sẽ góp phần phổ biến hơn mạng lưới sử dụng Mobile Money.
“Người dùng chỉ có thể chuyển tiền từ tài khoản Mobile Money đến tài khoản Mobile Money khác trong cùng mạng VinaPhone, đến tài khoản VNPT Pay khác hoặc đến tài khoản/thẻ ngân hàng, chưa thể chuyển tiền giữa các nhà mạng với nhau. Đây cũng là lý do khiến dịch vụ Mobile Money chưa liên thông, tiện dụng như các hình thức khác”, ông Hải phân tích.
Theo ông Bùi Sơn Nam, Phó tổng giám đốc MobiFone, Mobile Money đang áp dụng các quy định chặt chẽ về xác thực thông tin với người dùng/thuê bao, nên cũng có độ trễ và cần thời gian. Cụ thể, dữ liệu của người dùng dịch vụ phải trùng với cơ sở dữ liệu của thuê bao.
Bên cạnh đó, rất nhiều thuê bao điện thoại di động chủ yếu đăng ký theo số chứng minh nhân dân cũ, trong khi khách hàng đã chuyển sang căn cước công dân. Các thuê bao này muốn được đăng ký và sử dụng Mobile Money, phải ra điểm kinh doanh của nhà mạng cập nhật lại. Quy định này ít nhiều khiến người dùng ngại đi cập nhật thông tin, nên chưa sẵn sàng sử dụng dịch vụ.
“Thời gian qua, MobiFone tập trung đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống, kiểm tra các nghiệp vụ, đặc biệt là việc cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu cho khách hàng, tìm phương án phù hợp để khách hàng không phải ra cửa hàng cập nhật thông tin. Khi mọi công đoạn đều hoàn thiện, trơn tru, chúng tôi sẽ bung dịch vụ ra thị trường”, ông Nam nói.
Ông Nam cũng cho rằng, dịch vụ muốn bùng nổ, ngoài việc hoàn thiện hạ tầng, nghiệp vụ, chuẩn hóa dữ liệu khách hàng, điểm chấp nhận thanh toán phải đầy đủ, phủ rộng, thì còn phải thuận tiện cho khách hàng ở cả khâu đăng ký sử dụng lẫn trải nghiệm dịch vụ.
Bên cạnh những khó khăn trên, Mobile Money đang phải cạnh tranh với đối thủ rất lớn là ví điện tử. Hiện tại, có hơn 70% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Các phương thức thanh toán không tiền mặt gồm ví điện tử, mã QR, Internet Banking... cũng đang phổ dụng.
Được biết, năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra nhiệm vụ là xây dựng các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý, giám sát hoạt động triển khai Mobile Money của doanh nghiệp. Theo đó, các quy định pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu định danh khách hàng dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên được ưu tiên xây dựng, nhằm hạn chế các rủi ro về bảo mật thông tin…
Hy vọng rằng, động thái tích cực trên sẽ hỗ trợ cho Mobile Money bùng nổ trong thời gian tới.
- Số lượng tài khoản Mobile Money hoạt động hàng tháng trên toàn cầu là 300 triệu, tăng 17%/ năm.
- Tổng giá trị giao dịch Mobile Money đạt 767 tỷ USD, tức 2 tỷ USD giao dịch/ngày.
- Dự kiến giá trị giao dịch vượt quá 3 tỷ USD/ngày vào cuối năm 2022.
Nguồn: Hiệp hội Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA)
-
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử -
Lợi ích từ AI cho doanh nghiệp Việt Nam lên tới 79,3 tỷ USD vào năm 2030
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo