-
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn
Nguy cơ của tương lai
Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, đa kháng thuốc như hiện nay là do việc lạm dụng kháng sinh. Trong đó có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không theo đơn bác sĩ, coi kháng sinh là thuốc trị bất kỳ bệnh gì.
Chớ lạm dụng kháng sinh khi trẻ mới ho, sốt là lời khuyên của chuyên gia trong bối cảnh gia tăng các bệnh lý hô hấp hiện tại. |
Trên thực tế, có nhiều trẻ hiện nay chỉ viêm đường hô hấp trên nhưng phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới với liều cao hoặc kết hợp kháng sinh để điều trị. Đây là nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ em Việt Nam trong dài hạn.
Kháng kháng sinh có nguyên nhân từ cả người bệnh và thầy thuốc. Nếu thầy thuốc kê đơn thuốc chưa hợp lý sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Người dân cũng có thói quen lạm dụng kháng sinh và nhà thuốc tự ý bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn. Chính vì vậy, Việt Nam nằm trong các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất trên thế giới.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu như trước đây cứ thấy trẻ chảy nước mũi thành dịch xanh, dịch vàng là mặc nhiên coi đó là nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh thì ngày nay, sau khi các nhà nghiên cứu lấy dịch xanh vàng đó cấy vi khuẩn nhưng lại không phát hiện vi khuẩn mọc lên, do đó dùng kháng sinh không có tác dụng.
Vị chuyên gia này cho rằng, lúc đầu trẻ thường hay chảy mũi nhiều, sau đó thành dịch vàng và xanh thì nghĩa là lúc đó trẻ đã sắp khỏi bệnh.
Lúc này trẻ có thể ho mạnh khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng là bệnh nặng lên nhưng kỳ thực là bệnh đang sắp khỏi. Vì vậy, nếu trẻ chỉ bị mũi thông thường thì chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, hút rửa là trẻ tự khỏi, không phải dùng kháng sinh.
Tương tự, với trẻ bị viêm tai cũng vậy, trước đây đa số đều được chỉ định dùng kháng sinh song cập nhật mới nhất hiện nay cho thấy, nếu trẻ viêm tai mà không chảy nước tai (thường gọi là viêm tai ở các triệu chứng nội soi) thì cha mẹ nên theo dõi tiếp trong 2 ngày sau đó.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thông thường có đến 50-80% trẻ sẽ tự khỏi trong 2 ngày sau đó mà không cần dùng thuốc. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi sát sao, trường hợp 2 ngày sau đó nếu thấy triệu chứng nặng lên thì cần cho con đến khám tại bác sĩ chuyên khoa, lúc đó bác sĩ kê thuốc vẫn chưa muộn, không gây ảnh hưởng gì đến trẻ, không gây biến chứng gì.
“Việc lạm dụng kháng sinh dễ khiến làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc gây lo ngại cho cộng đồng”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lo ngại.
Bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh
Theo Bộ Y tế, thuốc có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng nếu việc bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng không đúng cách hoặc không được theo dõi đầy đủ.
Cũng như nhiều nước, Việt Nam đang cạn kiệt nguồn kháng sinh, rất ít thuốc mới được sản xuất trong khi vi trùng luôn thay đổi, chống đối lại những kháng sinh hiện có.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành như hiện nay theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị của người bệnh.
Đáng chú ý, nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng là một phần nguyên nhân của các bệnh hô hấp phổ biến như viêm xoang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi cộng đồng… với tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng, làm gia tăng tỷ lệ tử vong dẫn đến nhiều gánh nặng về điều trị y tế và tổn thất kinh tế.
Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100.000 tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm. Thậm chí, hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với hậu quả khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố dẫn đến sự lan rộng của kháng kháng sinh, như tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, thiếu thiết bị xét nghiệm vi sinh, thiếu nhân viên được đào tạo chính quy về vi sinh và dược lâm sàng.
Để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh như hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, ngoài việc nâng cao nhận thức và trình độ sử dụng thuốc của thầy thuốc, người bệnh phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì cộng đồng cần chủ động phòng bệnh bằng biện pháp tiêm vắc-xin, tăng cường miễn dịch… và chủ động phối hợp điều trị nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh trị bệnh.
Để giảm vấn nạn kháng kháng sinh, theo các chuyên gia, vấn đề đặt ra hiện nay là cần quản lý chặt thị trường thuốc, quản lý các nhà thuốc; phải phối hợp các lĩnh vực, các địa phương mới có thể quản lý được;
Đặc biệt là ý thức của các dược sĩ; cần phải tăng cường tuyên truyền về ý thức người dân là những người tiêu dùng thông minh, không tùy tiện dùng kháng sinh.
Còn theo khuyến cáo của WHO, để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của tình trạng kháng thuốc kháng sinh, người dân nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có sự chỉ định của chuyên gia y tế.
Luôn tuân theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh. Đừng bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói rằng không cần chúng.
Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.
Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm: Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả các lây nhiễm.
Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm, cúm. Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau.
Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là phải tuân thủ lời khuyên của bác sỹ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.
"Chủ động phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, quan hệ an toàn hơn và tiêm chủng đầy đủ", WHO khuyến cáo.
-
Tin mới y tế ngày 10/9: Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm -
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ -
6 người ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện sau bão -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam