-
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng -
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
Mới đây nhất, UBNDTP.HCM và một số địa phương yêu cầu người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh, đồng thời báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc.
Trước việc một số địa phương yêu cầu người dân ký cam kết nếu không tiêm vắc-xin Covid-19, đại diện Bộ Y tế nói rằng, điều này là cần thiết. |
Trước đó, Bộ Y tế có văn thông báo kết luận của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về việc kiểm điểm tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Trong đó có nội dung thống nhất quan điểm truyền thông về tiêm vắc-xin là tiêm vắc-xin phòng chống dịch; địa phương nào không tiêm, người dân nào không tiêm để xảy ra dịch phải chịu trách nhiệm. Người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết.
Theo GS.TS.Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, việc tiêm vắc-xin là một yêu cầu của phòng, chống dịch nên mỗi người dân cần tiêm vắc-xin Covid-19 đúng lịch, đúng liều.
“Việc ký cam kết nêu rõ trách nhiệm giữa các bên là cần thiết, đặc biệt là giữa chính quyền và người dân để rõ hơn các hoạt động của mình”, ông Lân nói.
Vị đại diện của Bộ Y tế này cũng khẳng định, việc ký cam kết để chính quyền, người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hiệu quả vắc-xin cũng như ứng phó biến thể mới.
Bên cạnh đó, theo ông Lân, thông điệp Tổ chức Y tế thế giới rất rõ, nơi chưa tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 là chưa an toàn và có nguy cơ kết hợp trở thành biến thể mới. Vắc-xin vẫn là vũ khĩ hữu hiệu nhất làm giảm ca mắc Covid-19 nặng, tử vong.
PGS.TS.Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, quan trọng nhất giai đoạn này là truyền thông cho người dân tiêm mũi 3, 4, đó là các mũi tiêm nhắc lại để có miễn dịch bền vững.
Theo bà Hồng, trong thời gian qua có hơn 40 triệu liều vắc-xin tiêm mũi thứ 3 và hơn 3,4 triệu liều tiêm mũi thứ 4. Phản ứng cơ bản sau tiêm tương tự như mũi 1, 2, thậm chí thấp hơn, vì vậy chúng ta phải chuyển tải thông điệp tin tưởng để người dân tiêm chủng.
“Chính quyền địa phương giúp cho ngành Y tế rà soát đối tượng nào chưa tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm nhắc lại thì nhắc người dân đến điểm tiêm chủng", bà Hồng nhấn mạnh.
Theo đại diện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong 3 tháng tới, chương trình tiêm chủng sẽ tập trung vào đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi 3, 4.
"Những người đã mắc Covid-19 sau 3-4 tháng cần tiêm nhắc lại để có miễn dịch bền vững", bà Hồng nhấn mạnh.
Hiện nay Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng đã và đang thực hiện kịp thời việc phân bổ vắc-xin cho tất cả các tuyến.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho rằng, tiêm chủng phòng Covid là rất quan trọng, ngay cả thời điểm hiện tại. Nhưng theo bác sĩ Phúc, không nên yêu cầu mọi người dân cần tiêm phòng, thay vào đó phân ra các nhóm “ưu tiên”, khuyến khích vận động từng nhóm tự nguyện tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ nghiêm trọng của Covid có mối liên hệ chặt chẽ với tuổi tác, với tính dễ bị tổn thương.
Chẳng hạn, tỷ lệ tử vong ở người trên 80 tuổi là gần 8%, trong khi chỉ 0,0016% ở trẻ em dưới 10 tuổi, như vậy người già phải thuộc nhóm “ưu tiên” vận động tiêm chủng.
Các nhóm nguy cơ rất cao mắc Covid-19 gồm những người làm công việc tiếp xúc nhiều (ví dụ nhân viên y tế, những người làm công việc tiếp đón, nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng);
Những nhóm dễ mắc bệnh và khi nhiễm sẽ có nguy cơ trở nặng và tử vong như người cao tuổi, người mắc các bệnh nền (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các bệnh mãn tính, ung thư).
Việc triển khai tiêm vắc-xin thành công, đòi hỏi phải có thời gian, cung cấp thông tin cho người dân để tạo nên sự tin tưởng, từ đó vận động các nhóm đối tượng tiêm chủng.
-
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam