-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca Covid-19 mới trong nước giảm còn 653
Tính từ 16h ngày 23/6 đến 16h ngày 24/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 653 ca nhiễm mới đều ở trong nước tại 38 tỉnh, thành phố, có 534 ca trong cộng đồng.
Sở Y tế An Giang đăng ký bổ sung 986 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổng sung thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-54), Nghệ An (-20), TP. Hồ Chí Minh (-14). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Trị (+13), Hà Tĩnh (+11), Hà Nội (+8).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 683 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.742.234 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.436 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.734.467 ca, trong đó có 9.634.458 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.692), TP. Hồ Chí Minh (609.959), Nghệ An (485.489), Bắc Giang (387.719), Bình Dương (383.796).
9.351 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.637.275 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 30 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 19 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 6 ca; ECMO: 0 ca.
Từ 17h30 ngày 23/6 đến 17h30 ngày 24/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49, tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.547 mẫu tương đương 85.824.940 lượt người. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 228.484.003 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 203.805.978 liều: Mũi 1 là 71.496.001 liều; Mũi 2 là 68.848.476 liều; Mũi 3 là 1.509.068 liều; Mũi bổ sung là 14.971.853 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 44.135.874 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 2.844.706 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.745.641 liều: Mũi 1 là 8.970.678 liều; Mũi 2 là 8.611.007 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 163.956 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 6.932.384 liều: Mũi 1 là 5.519.397 liều; Mũi 2 là 1.412.987 liều.
Cảnh giác biến chủng mới
Theo Bộ Y tế, số mắc Covid-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh, nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố.
Các biến chủng mới của Sars-Cov-2 vẫn đang gây hại ở nhiều nước. |
Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2, trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc Covid-19 trong thời gian tới.
Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế các tỉnh, thành phố cần tiếp tục quản lý, duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của Covid-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhất là tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên; Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm, nhất là đối với các biến chủng mới.
Nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc Covid-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị Covid-19.
Tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục…trong việc vận động tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động Chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn quốc, đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo khuyến cáo.
Tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi 3-4 còn chậm
Việt Nam đã tiếp nhận trên 251 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 các loại khác nhau. Đã phân bổ 228,8 triệu liều vắc-xin, còn lại hơn 22,2 triệu liều vắc-xin Moderna và Pfizer.
Đến nay cả nước đã tiêm 226,7 triệu mũi vắc-xin phòng Covid-19 các loại. Công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn.Kết quả này cho thấy nỗ lực to lớn của cán bộ y tế, chính quyền các cấp trên cả nước đối với chiến dịch quan trọng này.
Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các tỉnh/thành phố tích cực triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, kể cả thời điểm trước, trong và sau các dịp lễ Tết. Nhiều tỉnh tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động, tiêm xuyên đêm.
Đến thời điểm này, mục tiêu tiêm chủng liều cơ bản và tiêm bổ sung cho người lớn: Hoàn thành với tỷ lệ tiêm mũi 1 và 2 khoảng 100%; Mục tiêu tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi cơ bản hoàn thành, tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản trên 95%.
Tuy vậy hiện tỷ lệ người đủ điều kiện đã được tiêm mũi 3 mới đạt 64,7%. Tiến độ tiêm nhắc trong những ngày gần đây có chiều hướng chậm.
Về mục tiêu tiêm cho nhóm 5- dưới 12 tuổi với mũi 1 đạt 47,1%, một số địa phương đang triển khai mũi 2 cho nhóm đối tượng này (10,8%).
Tình trạng tồn đọng nhiều vắc-xin Covid-19 tại Trung ương và các địa phương, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vắc-xin và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.
Thời gian qua, mặc dù ngành Y tế các địa phương đã hết sức nỗ lực trong công tác thực hiện tiêm chủng, tuy nhiên do tâm lý chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp.
Nhiều đối tượng đã mắc Covid-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc-xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng việc tiêm mũi 3 và 4 là không cần thiết.
Ở một địa bàn của một tỉnh khu vực miền Trung, ngành Y tế địa phương tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 tại một điểm tiêm, nhưng từ sáng đến trưa chỉ có 63 người đến tiêm, dù trước đó đã phát giấy mời đến 800 người dân đi tiêm mũi bổ sung, nhắc lại.
Nhằm tăng tốc tiêm chủng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Y tế dự phòng làm công văn gửi 3 tỉnh, thành hiện tiêm liều cơ bản dưới 95%; 6 tỉnh, thành tiêm liều thứ 2 cho trẻ từ 12-17 tỷ lệ tiêm thấp.
Đề nghị Cục nêu rõ chi tiết từng tỉnh trên và đề nghị các tỉnh báo cáo tình hình tiếp nhận sử dụng vắc-xin có hạn đến tháng 6/2022; thống kê báo cáo tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên; tiến độ tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi;
Các địa phương cũng cần báo cáo số vắc-xin đã sử dụng, số vắc-xin còn tồn để căn cứ đến 30/6 nếu địa phương chưa tiêm hết cho các đối tượng theo hướng dẫn trong khi vắc-xin vẫn dư thừa thì địa phương đó hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đảm bảo cấp cứu y tế, phòng chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về triển khai công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Bộ này đề nghị các tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai công tác y tế: bảo đảm cấp cứu y tế, cấp cứu thảm họa (cháy nổ, tai nạn giao thông....), bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 đối với tất cả các khâu tổ chức Kỳ thi, nhất là việc coi thi tại các điểm thi và công tác chấm thi, phúc khảo của các Hội đồng thi.
Bố trí nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hoá chất và phân công các cơ sở y tế tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, kịp thời sơ cấp cứu và xử lý các tình huống phát sinh trong thời gian diễn ra Kỳ thi.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn phục vụ thí sinh và người nhà thí sinh; tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin; kịp thời điều tra, xử lý các tình huống nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm.
Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện của các cơ sở y tế tham gia phục vụ Kỳ thi. Cử cán bộ làm đầu mối thông tin liên lạc trực 24/24 giờ để Ban tổ chức Kỳ thi của tỉnh/thành phố liên lạc khi cần.
Địa phương bố trí phòng thi đối với thí sinh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó thí sinh thuộc diện F0 được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.
Thí sinh thuộc diện F0 nếu có nguyện vọng dự Kỳ thi phải nộp đơn xin dự thi, cam kết tuân thủ các quy định phòng chống, dịch Covid-19, được cha, mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận đồng ý. Các thí sinh này được Hội đồng thi bố trí dự thi tại các phòng thi riêng đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ, hội đồng thi bố trí cho các thí sinh thuộc diện này thi tại phòng thi riêng, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch. Trong trường hợp việc bố trí phòng thi riêng cho thí sinh gặp khó khăn, vướng mắc, Hội đồng thi tổ chức test nhanh cho thí sinh vào trước ngày thi (6/7) để làm căn cứ bố trí phòng thi.
Thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ có kết quả test nhanh âm tính được dự thi cùng các thí sinh không bị ảnh hưởng bởi dịch. Thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ có kết quả test nhanh dương tính được Hội đồng thi bố trí thi cùng thí sinh thuộc diện F0 tại phòng thi riêng...
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025