Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 23/6: Bám sát diễn biến tình hình dịch Covid-19, sự xuất hiện của các biến chủng mới
D.Ngân - 23/06/2022 09:52
 
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, số mắc Covid-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố.

Cả nước có 740 ca Covid-19 mới, hơn 5.000 F0 khỏi bệnh

Tính từ 16h ngày 22/6 đến 16h ngày 23/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 740 ca nhiễm mới đều ở trong nước tại 37 tỉnh, thành phố, có 634 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-82), Đà Nẵng (-21), Bạc Liêu (-16). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+13), Lai Châu (+11), Hải Dương (+9).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 693 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.740.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân cứ 1 triệu người có 108.422 ca nhiễm.

Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.732.828 ca, trong đó có 9.625.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.530), TP. Hồ Chí Minh (609.935), Nghệ An (485.458), Bắc Giang (387.718), Bình Dương (383.796).

5.087 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.627.924 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 32 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 23 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 5 ca; ECMO: 0 ca.

Từ 17h30 ngày 22/6 đến 17h30 ngày 23/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49, tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.469 mẫu tương đương 85.824.737 lượt người. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 227.753.376 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 203.514.814 liều: Mũi 1 là 71.494.608 liều; Mũi 2 là 68.845.955 liều; Mũi 3 là 1.508.575 liều; Mũi bổ sung là 14.970.393 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 44.027.064 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 2.668.219 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.577.242 liều: Mũi 1 là 8.968.371 liều; Mũi 2 là 8.608.871 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 6.661.320 liều: Mũi 1 là 5.409.502 liều; Mũi 2 là 1.251.818 liều.

***

Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc Covid-19 trong thời gian tới.

Chủ động bám sát diễn biến sự xuất hiện của các biến chủng mới. Ảnh minh hoạ

Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng.

Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 giai đoạn 2022 - 2023.

Tăng cường giám sát, chủ động phát hiện bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu

Ngoài Covid-19, nhiều bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi tiếp tục ghi nhận tại nhiều quốc gia như bệnh bại liệt (chủng hoang dại), cúm gia cầm, viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân, đặc biệt gần đây là bệnh đậu mùa khỉ, do đó Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu, trong đó cần có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế; cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới ghi nhận gần đây, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phòng chống phối hợp ngay tại cửa khẩu…

Chuẩn bị sẵn vật tư, thuốc men, sẵn sàng cấp cứu hồi sức, tránh để người bệnh sốc do sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết bùng phát trong bối cảnh Covid-19 khiến nhiều người nhầm lẫn và có tâm lý chủ quan, không đến cơ sở khám chữa bệnh ngay mà tự theo dõi. Khi đến cơ sở khám chữa bệnh thì bệnh đã chuyển nặng, khó khăn trong công tác điều trị.

Trong những tuần gần đây, số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.

Bộ Y tế dự báo, chu kỳ dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào năm nay. Nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Hiện nay, ngành Y tế vừa phải đáp ứng mục tiêu kép là tiếp tục chống dịch Covid-19  vừa tăng cường đáp ứng đối với sốt xuất huyết, đặc biệt tại địa bàn miền Nam, miền Trung. Vì vậy, việc tập huấn công tác điều trị rất quan trọng để tiếp tục củng cố kiến thức, năng lực cho các tuyến trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết".

Mặc dù các cơ sở y tế đã được tập huấn nhiều lần về thu dung, điều trị sốt xuất huyết Dengue, tuy nhiên, trong bối cảnh dịch chồng dịch, nhân viên y tế chưa kịp hồi sức, các cơ sở y tế không được chủ quan. Vì vậy, các địa phương cần nâng cao vai trò truyền thông, hướng dẫn người dân nhận biết triệu chứng và điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương chú trong công tác tuyên truyền, có những khẩu hiệu, tờ rơi hướng dẫn cho người dân thực hiện; đồng thời nhấn mạnh tới vai trò thu dung, điều trị và phân độ sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế, chuẩn bị phương tiện, vật tư thuốc men sẵn sàng cấp cứu hồi sức, tránh tình trạng để người bệnh bị sốc do sốt xuất huyết.

Phải làm gì khi số ca mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt?
Chuyên gia khuyến cáo người dân cần đặc biệt chú ý khi số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm 2021.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư