
-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
![]() |
Nhập khẩu thép và sản phẩm từ sắt thép vọt lên gần 3 tỷ USD sau 2 tháng đầu năm 2022. |
Nhập khẩu sắt thép tiếp tục lập kỷ lục, khi mới qua 2 tháng đầu năm, nhưng chi ngoại tệ nhập khẩu đã vượt 2,1 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2021, với sản lượng hơn 2 triệu tấn (giảm 10,1%).
Nếu tính cả nhập khẩu sản phẩm từ thép 2 tháng đạt 835 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ, nhập khẩu thép và sản phẩm từ thép xấp xỉ 3 tỷ USD.
Căng thẳng Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiều loại nguyên liệu, trong đó có sắt thép tăng rất mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 5,4%. Theo ước tính của MEPS, sản lượng thép không gỉ trên thế giới đã tăng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái vào. Tuy nhiên, nhu cầu thép của thế giới hiện vẫn tăng mạnh. Hiện nguồn cung không thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giao tháng 5/2022, tăng phiên thứ năm liên tiếp và tăng 5,7% lên 836 CNY (tương đương 132,28 USD)/tấn.
Ukraine và Nga là những nhà xuất khẩu nguyên liệu sắt quan trọng trên thế giới mâu thuẫn chính trị giữa hai nước này cũng ảnh hưởng đến giá quặng sắt trong thời gian tới.
Nhu cầu nhập sắt thép trong nước đã tăng rất mạnh trong năm ngoái. Bất chấp dịch bệnh nhu cầu sử dụng sắt thép trong nước vẫn tăng cao, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu sắt thép đạt 12,31 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, giảm 7% về lượng, nhưng tăng 42,8% về kim ngạch so với 2020. Giá trung bình nhập khảu sắt thép năm 2021 là 935,8 USD/tấn, tăng 53,8% so với năm 2020.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ thi trường Trung Quốc, chiếm 40,3% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 4,96 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ USD, giá trung bình 882,2 USD/tấn, tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với năm 2020, với mức tăng tương ứng 32%, 79,9% và 36,3%.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 đạt 1,89 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD, giá trung bình 913,6 USD/tấn, giảm 22,8% về lượng, nhưng tăng 23,8% về kim ngạch, tăng 60,3% về giá so với năm 2020.
Đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc đạt 1,48 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD, giá trung bình 1.074 USD/tấn, giảm 16,5% về lượng, tăng 24,4% kim ngạch, tăng 49% về giá so với năm 2020.
Nhìn chung, trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ hầu hết các thị trường tăng mạnh so với năm 2020.

-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng