
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Theo ghi nhận từ hệ thống giám sát của Bkav, nửa đầu năm 2015, trung bình mỗi ngày xuất hiện thêm 40 trang giả mạo Facebook lừa lấy tiền mật khẩu dùng cho việc lừa và phát tán tin nhắn rác.
Các trang giả mạo mà kẻ xấu tạo ra có hình thức giống hệt trang Facebook, chỉ có khác biệt duy nhất nằm trên thanh địa chỉ. Để dẫn dụ người dùng truy cập, kẻ xấu đưa ra liên kết dẫn tới trang giả mạo kèm theo lời chào mời về khuyến mãi “khủng”, nội dung hấp dẫn, thậm chí là thông tin dọa nạt, gây lo lắng… Ngay sau khi người dùng bấm vào đường link, Facebook của họ sẽ thoát ra và yêu cầu đăng nhập lại. Do giao diện website giả mạo rất giống với Facebook, nhiều người không phát hiện ra sự khác biệt, làm theo hướng dẫn là đã tự mình cung cấp thông tin tài khoản cho tin tặc.
Ngoài ra, hình thức lừa nạp thẻ điện thoại “ông chú Viettel” cũng có thêm biến tướng mới. Bằng việc tạo các website giả mạo trang nạp thẻ để tăng lòng tin từ phía người dùng, kẻ xấu đã “móc túi” nhiều nạn nhân với số tiền lên tới vài triệu đồng. Trung bình mỗi tháng có 200 website giả mạo nạp thẻ như vậy được kẻ xấu dựng lên.
Các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng khi nhận được các thông báo có nội dung khuyến mãi hấp dẫn, nên xác minh lại thông tin. Không nên thực hiện theo hướng dẫn trên các website chưa tin cậy.
Cũng theo thống kê của Bkav cho thấy, 30% các website ngân hàng tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng, 2/3 trong số này ở mức độ nguy hiểm trung bình và cao. Lỗ hổng nguy hiểm nhất mà các website ngân hàng đang gặp phải là SQL Injection mở đường cho hacker tấn công trực tiếp vào dữ liệu của website. Các lỗ hổng XSS (Cross Site Scripting) và Open Redirection gây nguy cơ chiếm quyền điều khiển của quản trị hoặc chuyển hướng website đến trang lừa đảo.
Ông Ngô Tuấn Anh – Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết, một số lượng lớn các website có lỗ hổng là của các ngân hàng mới thành lập hoặc cơ cấu lại, chưa có sự đầu tư đúng mức về an ninh website.“Trong một dự án IT, cần đầu tư ít nhất từ 5 đến 10% cho an ninh mạng, nếu không hệ quả tất yếu là hệ thống bị xâm nhập, bị đánh cắp dữ liệu. Việc khắc phục rất tốn kém và mất nhiều thời gian”, ông Ngô Tuấn Anh cho biết thêm.
Bkav đã gửi cảnh báo và hướng dẫn khắc phục tới các ngân hàng có website tồn tại lỗ hổng.
Cũng trong 2 quý đầu năm, 2.790 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 34 site .gov.vn và 122 site .edu.vn.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower