
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải
-
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD
-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị
Ngày 15/11, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai có buổi làm việc với Công ty cổ phần Fecon và Công ty Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC về việc hợp tác đầu tư các dự án hạ tầng giao thông ngầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại buổi làm việc, Công ty cổ phần Fecon và đối tác đề xuất ý tưởng xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay thế cho Dự án Cầu Cát Lái kết nối giữa Đồng Nai và TP.HCM.
Đại diện của Công ty cổ phần Fecon cho rằng, việc xây hầm vượt sông thay cho xây cầu sẽ hạn chế được các vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, giảm tối đa tác động đến người dân đang sinh sống trong khu vực quy hoạch dự án.
![]() |
Phối cảnh Cầu Cát Lái ở vị trí gần cảng Cát Lái hiện nay |
Phản hồi đề xuất của doanh nghiệp, ông Nguyễn Bôn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai đề nghị Công ty cổ phần Fecon và đơn vị đối tác có nghiên cứu kỹ hơn và có báo cáo phương án cụ thể chi tiết cho lãnh đạo UBND tỉnh.
Phía Đồng Nai cũng đề nghị doanh nghiệp chủ động làm việc với UBND TP.HCM để có sự thống nhất về phương án xây hầm vượt sông Đồng Nai.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai và TP,HCM vẫn chưa thống nhất được thời gian xây dựng Cầu Cát Lái.
Trong khi tỉnh Đồng Nai muốn khởi công dự án trước năm 2025 thì TP.HCM đề xuất xây dựng Cầu Cát Lái sau năm 2030.
Giải thích cho đề xuất này, Sở GTVT TP.HCM cho biết, sau năm 2030, đường Vành đai 3 (TP.HCM) và đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu đưa vào khai thác (trong đó có cầu Nhơn Trạch nối với TP. Thủ Đức). Hơn nữa, việc xây Cầu Cát Lái sau năm 2030 để phù hợp với lộ trình di dời, sắp xếp các cảng biển tại TP.HCM.
Khi xây cầu, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất giảm quy mô Cầu Cát Lái từ 8 làn xe xuống còn 6 làn xe để phù hợp với quy hoạch đường Nguyễn Thị Định. Trường hợp xây dựng 8 làn xe sẽ phải mở rộng đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất hai bên tuyến đường.
Sau nhiều lần thảo luận, đến nay 2 địa phương vẫn chưa thống nhất được thời gian sẽ xây dựng Cầu Cát Lái.

-
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Quảng Nam rà soát ranh giới Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
Quảng Trị sẽ chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió -
Khẩn trương triển khai 2 dự án PPP cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách