
-
Lào Cai đồng lòng vượt khó, đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV
-
Chủ tịch Đà Nẵng hối thúc tiến độ dự án đường vành đai, tổng vốn 498 tỷ đồng
-
TP. Hải Phòng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, logistics liên hoàn
-
G42, FPT, VinaCapital, Việt Thái muốn làm Siêu Trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD tại TP.HCM
-
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc
![]() |
Phà Cát Lái đang thường xuyên xảy ra ùn tắc ở hai đầu bến Ảnh: Anh Quân |
Bất đồng về hướng tuyến
Từ hơn 20 năm trước, Dự án cầu Cát Lái nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, Dự án vẫn còn vô vàn vướng mắc liên quan đến hướng tuyến, thời điểm xây dựng cầu...
Ban đầu, Dự án được Chính phủ giao TP.HCM chịu trách nhiệm mời gọi đầu tư. Sau đó, TP.HCM đã lên phương án và dự kiến đầu tư theo hình thức BOT. Trong khi dự án chưa tìm được nhà đầu tư, thì năm 2019, tỉnh Đồng Nai được giao chủ trì mời gọi đầu tư.
Ngay sau khi được giao chủ trì xây dựng Dự án, tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch dự kiến khởi công cầu Cát Lái vào năm 2020 với chiều dài 3,7 km, trong đó phần cầu chính dài 650 m, tổng mức đầu tư gần 7.200 tỷ đồng. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Sở đã nhận được hồ sơ của 8 nhà đầu tư tham gia đấu thầu thực hiện dự án này. Tuy nhiên, hiện nay, do 2 địa phương chưa thống nhất được hướng tuyến, nên chưa thể triển khai các bước tiếp theo.
Về vị trí, tỉnh Đồng Nai cho rằng, vị trí xây dựng cầu Cát Lát tại bến phà hiện hữu là phù hợp với quy hoạch đô thị mới Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch.
Về phía TP.HCM, Sở GTVT Thành phố đánh giá, hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái hiện nay không khả thi vì xây dựng tại vị trí này thì cần điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m.
Hơn nữa, hướng tuyến cầu Cát Lái cách cầu cảng hiện nay của cảng Cát Lái khoảng 100 m, khi xây dựng cầu tại đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng và không đảm bảo an toàn cho tàu container quay tàu khi ra vào cảng.
Đó là chưa kể, cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến đường vành đai 3, kết nối giữa TP.HCM với Đồng Nai đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Với lập luận như trên, Sở GTVT TP.HCM cho rằng, vị trí xây cầu Cát Lái tại bến phà hiện nay là không khả thi và đề xuất 2 vị trí mới để xây cầu.
Vị trí thứ nhất là nối từ đường trục Bắc - Nam (nối quận 7), vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch. Vị trí thứ hai kết nối từ TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai (theo hướng quy hoạch đường ĐT.777B).
Không thống nhất được thời điểm triển khai
Dù đã đề xuất hai vị trí xây cầu Cát Lái mới, nhưng vào cuối năm 2022, Sở GTVT TP.HCM lại có đề xuất khá bất ngờ là xây cầu Cát Lái sau năm 2030 để phù hợp với lộ trình di dời các cảng biển trên địa bàn Thành phố.
Giải thích cho đề xuất này, Sở GTVT TP.HCM cho biết, sau năm 2030, đường Vành đai 3 (TP.HCM) và đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu đã đưa vào khai thác (trong đó có cầu Nhơn Trạch nối với TP. Thủ Đức). Hơn nữa, việc xây cầu Cát Lái sau năm 2030 để phù hợp với lộ trình di dời, sắp xếp các cảng biển tại TP.HCM.
Khi xây cầu, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất giảm quy mô cầu Cát Lái từ 8 làn xe xuống còn 6 làn để phù hợp với quy hoạch đường Nguyễn Thị Định. Trường hợp xây dựng 8 làn xe sẽ phải mở rộng đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất hai bên tuyến đường.
Sau khi nhận được đề xuất từ phía TP.HCM, đến đầu tháng 3/2023, tỉnh Đồng Nai đã có văn bản phản hồi TP.HCM về phương án xây thêm 3 cây cầu kết nối giữa hai địa phương. Trong đó, Đồng Nai thống nhất bổ sung thêm 2 cây cầu kết nối giữa 2 địa phương, gồm cầu Đồng Nai 2 kết nối TP. Thủ Đức (quận 9 cũ) với huyện Long Thành và cầu Phú Mỹ 2 kết nối khu vực phía nam TP.HCM với huyện Nhơn Trạch.
Riêng đối với cầu Cát Lái, tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, cần bổ sung phương án xây dựng cầu Cát Lái trước năm 2025 để thay thế phà Cát Lái hiện nay như chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể nói, việc xây dựng cầu Cát Lái là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi tuyến phà Cát Lái thường xuyên xảy ra ùn tắc ở hai đầu bến vì lượng xe ngày càng tăng. Hơn nữa, việc xây cầu Cát Lái sẽ tạo thêm một hướng di chuyển mới từ TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu và sân bay Long Thành, từ đó giảm tải cho Quốc lộ 51 và Quốc lộ 1A.
Việc xây cầu Cát Lái đã bế tắc trong một thời gian dài vì không thống nhất được hướng tuyến giữa hai địa phương. Có lẽ lúc này, rất cần Chính phủ có sự chỉ đạo để dự án sớm được triển khai xây dựng.

-
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển -
TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi dứt điểm bàn giao mặt bằng làm cao tốc Bắc - Nam trước ngày 15/7/2025 -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc -
Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá tại tỉnh An Giang -
Quảng Ngãi: Tạo đột phá, nâng tầm du lịch -
Nửa đầu năm 2025, Vĩnh Long thu ngân sách đạt 19.583 tỷ đồng -
Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 5 dự án trọng điểm về khoa học, công nghệ
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới