
-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc)
-
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại làm Chủ tịch REE
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại ghế Chủ tịch HĐQT REE sau thời gian ngắn giữ chức Tổng giám đốc. Thông tin do CTCP Cơ điện lạnh vừa công bố liên quan đến thay đổi nhân sự cấp cao. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, người đã xây dựng nền móng cho REE, ở tuổi 72, quay trở lại vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 9/4, thay thế ông Alain Xavier Cany (quốc tịch Pháp).
![]() |
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh quay trở lại vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 9/4/2025. |
Song song đó, bà Thanh thôi giữ chức Tổng giám đốc REE để nhường vị trí này cho ông Ashok Ramachandran (quốc tịch Australia) với thời hạn bổ nhiệm 3 năm. Ông Ashok mới gia nhập và được bầu làm Thành viên HĐQT REE tại ĐHĐCĐ thường niên ngày 1/4/2025, sau khi ông Huỳnh Thanh Hải được thông qua miễn nhiệm do từ nhiệm trước đó.
Bà Mai Thanh từng rời ghế Chủ tịch HĐQT REE vào cuối tháng 11/2024 để đảm nhiệm vai trò CEO. Việc quay lại vị trí Chủ tịch được chính bà xác nhận tại ĐHĐCĐ thường niên, đồng thời cho biết ông Ashok sẽ tiếp quản vai trò điều hành doanh nghiệp.
Ông Ashok Ramachandran là Thạc sỹ, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong vai trò kỹ sư, quản lý và điều hành tại nhiều thị trường châu Á. Ông từng giữ các vị trí cấp cao tại Schindler (Australia, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ) từ năm 2008-2023. Hiện, ông là Giám đốc điều hành JSW Energy - một trong những nhà sản xuất điện tư nhân hàng đầu tại Ấn Độ.
Bà Mai Thanh là kỹ sư ngành Điện lạnh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl-Marx-Stadt (Đức) và đã gắn bó với REE từ năm 1993. Bà là cổ đông lớn thứ 2 tại REE, nắm giữ trực tiếp 60,4 triệu cổ phần, tương đương 12,83% vốn. Gia đình bà cũng nắm giữ lượng lớn cổ phần REE, bao gồm chồng là ông Nguyễn Ngọc Hải sở hữu 25,72 triệu, con trai Nguyễn Ngọc Thái Bình nắm hơn 9,3 triệu, con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh sở hữu hơn 6,22 triệu.
Năm 2025, REE đặt mục tiêu doanh thu 10.248 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước và có lần đầu tiên vượt mốc 10.000 tỷ đồng nếu thành công.
Sợi Thế Kỷ thay Chủ tịch và CEO trong cùng 1 ngày
Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ bất ngờ thay loạt nhân sự cấp cao khi ông Đặng Triệu Hòa rời vị trí Tổng giám đốc để giữ chức Chủ tịch HĐQT; thay bà Đặng Mỹ Linh. Hiện, chiếc ghế CEO vẫn chưa có người kế nhiệm.
![]() |
Ông Đặng Triệu Hòa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ từ ngày 9/4/2025. |
Cụ thể, Sợi Thế Kỷ thông qua việc từ nhiệm của bà Đặng Mỹ Linh khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT theo đơn từ nhiệm. Đồng thời, ông Đặng Triệu Hòa cũng rời 2 vị trí là Phó chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc kể từ ngày 9/4/2025.
Sau thay đổi, ông Hòa được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT mới kiêm Người đại diện theo pháp luật. Trong khi đó, bà Linh đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch HĐQT.
Công ty Sợi Thế Kỷ chưa công bố nhân sự thay thế vị trí Tổng giám đốc.
Ông Đặng Triệu Hòa chính là anh ruột của bà Đặng Mỹ Linh. Cùng với người em khác là ông Đặng Hướng Cường, 3 người là những cổ đông sáng lập Sợi Thế Kỷ và hiện vẫn đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu đáng kể tại doanh nghiệp. Cụ thể, ông Hòa sở hữu 13,92% vốn, bà Linh nắm 14,47% và ông Cường nắm 7,12%.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của Công ty kém khả quan. Doanh thu thuần đạt 1.210 tỷ đồng, giảm 15% so với năm trước. Lãi ròng chỉ còn hơn 12 tỷ đồng, giảm tới 86% và là mức thấp nhất từ năm 2007.
Năm 2025, STK đặt mục tiêu doanh thu 3.270 tỷ đồng, gấp 2,7 lần năm trước. Lãi ròng kỳ vọng đạt 310 tỷ đồng, gấp hơn 25 lần. Theo ông Đặng Triệu Hòa, đây là mức tăng trưởng cao nhưng đi kèm nhiều thách thức, đặc biệt là khâu vận hành nhà máy mới Unitex.
Công ty kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ vào đà cải thiện từ quý 1/2025, với tăng trưởng 30-40% so với cùng kỳ năm trước và 10-20% so với quý IV/2024 về doanh số và doanh thu.
Tuy nhiên, ông Hòa cũng thừa nhận áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ sợi giá rẻ Trung Quốc và các nhà sản xuất trong nước như Formosa, Far Eastern. Để đối phó, STK không chạy theo cuộc đua giảm giá mà lựa chọn chiến lược khác biệt là phát triển sản phẩm tùy chỉnh, sản phẩm đặc biệt và định hướng R&D. Công ty đặt trọng tâm vào chất lượng, dịch vụ và liên tục đổi mới danh mục sản phẩm nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh dài hạn.
Chủ tịch HĐQT Phú Tài xin nghỉ, con trai xuất hiện trong danh sách đề cử
Ông Lê Vỹ, người gắn bó hơn 2 thập kỷ với Công ty cổ phần Phú Tàu vừa nộp đơn từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT vì lý do sức khỏe. Trong khi đó, con trai ông là Lê Anh Văn được đề cử bổ sung vào HĐQT tại ĐHĐCĐ sắp tới.
CTCP Phú Tài công bố đơn từ nhiệm của ông Lê Vỹ khỏi cả 2 chức danh Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2027. Lý do từ nhiệm được ông Vỹ nêu là tuổi cao, sức khỏe hạn chế, không đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Việc từ nhiệm Chủ tịch sẽ được trình HĐQT tại cuộc họp gần nhất, trong khi đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT sẽ được xem xét thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, dự kiến tổ chức vào sáng 15/4 tại Bình Định.
Ông Lê Vỹ sinh năm 1958, quê Nghệ An, tốt nghiệp cử nhân Kinh tế. Ông giữ vai trò Phó Giám đốc, đến Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Phú Tài từ năm 2000 đến 2017. Từ năm 2017 đến nay, ông tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT.
Ông Lê Vỹ hiện là cổ đông lớn tại PTB, nắm giữ gần 8,9 triệu cổ phần, tương đương 13,2% vốn. Gia đình ông cũng sở hữu tỷ lệ đáng kể, gồm vợ là bà Võ Thị Hoài Châu (2,7%), em trai Lê Văn Lộc - Thành viên HĐQT (6,1%), con trai Lê Anh Văn (0,25%) và con gái Lê Thục Trinh (0,09%).
Tại ĐHĐCĐ tới đây, cổ đông sẽ xem xét bầu bổ sung ông Lê Anh Văn vào HĐQT. Ông Văn sinh năm 1994, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Từ năm 2020-2024, ông làm việc tại Công ty TNHH MTV Đá Thạch anh cao cấp Phú Tài, qua các vị trí trưởng phòng kinh doanh, Phó Giám đốc. Hiện ông là Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng kinh doanh tại Phú Tài.
Phú Tài ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2024 tăng trưởng tích cực. Doanh thu thuần đạt 6.466 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận ròng đạt 369 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước. Tăng trưởng đến từ sản lượng tiêu thụ đá và gỗ tăng, chi phí tài chính giảm và chênh lệch tỷ giá thuận lợi.
Sang năm 2025, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 7.343 tỷ đồng, tăng 10% và lãi trước thuế 528 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2024.
Thế giới Di động thay Tổng giám đốc
Sau hơn 20 năm gắn bó, ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) rút khỏi vị trí Tổng giám đốc.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động vừa công bố thay đổi nhân sự cấp cao. Ông Trần Huy Thanh Tùng chính thức thôi giữ chức Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công ty kể từ ngày 3/4.
![]() |
Ông Trần Huy Thanh Tùng thôi giữ chức Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công ty kể từ ngày 3/4/2025. |
Theo MWG, ông sẽ tiếp tục đồng hành với Công ty trong vai trò tư vấn và định hướng chiến lược cho các công ty con. HĐQT ghi nhận và đồng thuận với quyết định này.
Người kế nhiệm ông Tùng là ông Vũ Đăng Linh, chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của MWG. Thời hạn bổ nhiệm từ 3/4 đến khi có quyết định khác thay thế. MWG đã miễn nhiệm chức Giám đốc tài chính (CFO) của ông Linh để đảm nhận vai trò mới.
Ông Linh gia nhập Công ty từ năm 2008, từng giữ các chức danh như Trưởng phòng Kế toán, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Khối Tài chính - Kế toán. Với 17 năm gắn bó và thành tích nổi bật, ông Linh được tín nhiệm tham gia ứng cử HĐQT nhiệm kỳ 2025-2028.
HĐQT MWG cũng thông qua danh sách ứng viên HĐQT nhiệm kỳ 2025-2028, trình ĐHĐCĐ thường niên 2025. Trong đó, có 3 ứng viên không điều hành là ông Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch HĐQT), ông Robert A. Willett và ông Thomas Lanyi. 3 ứng viên điều hành là ông Vũ Đăng Linh, ông Đoàn Văn Hiểu Em và ông Phạm Văn Trọng. 2 ứng viên độc lập là ông Nguyễn Tiến Trung và ông Đỗ Tiến Sĩ.
ĐHĐCĐ thường niên 2025 của MWG dự kiến tổ chức vào chiều 26/4 tại TPHCM. Cổ đông sẽ thảo luận và biểu quyết các nội dung quan trọng như chia cổ tức 2024, phát hành cổ phiếu ESOP 2025 và phương án mua lại cổ phiếu quỹ... Hiện, chi tiết các tờ trình chưa được công bố.
Chủ tịch Cô Gia Thọ khẳng định Thiên Long vẫn đứng vững
Tình hình thương chiến leo thang ảnh hưởng nhất định đến công tác chuẩn bị nguyên vật liệu, tiếp cận thị trường và M&A của Tập đoàn Thiên Long. Đặc biệt là rủi ro thuế quan từ Mỹ có khả năng kích hoạt làn sóng hàng hóa Trung Quốc tràn vào thị trường khác. Tuy nhiên, những lợi thế về sự am hiểu thị trường, hệ thống phân phối rộng và năng lực sản xuất giúp các lãnh đạo tự tin để vượt bão.
![]() |
Chủ tịch Thiên Long Cô Gia Thọ. |
“Hàng giá rẻ ở khắp mọi nơi, nhưng Thiên Long vẫn đứng vững” – Chủ tịch Thiên Long Cô Gia Thọ quả quyết tại cuộc họp cổ đông thường niên sáng ngày 10/04. Ông nói rằng, mục tiêu 10 ngàn tỷ đồng doanh thu đến năm 2030 vẫn khả thi.
Tổng giám đốc Trần Phương Nga thừa nhận môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay rất thách thức, nhưng Thiên Long vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 22% năm nay ở thị trường xuất khẩu.
“Chúng ta đang làm việc với các nhà cung cấp để giảm tác động của chính sách thuế quan Mỹ xuống mức tối thiểu”, bà Nga chia sẻ thông tin.
Năm 2025, Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu 4.200 tỷ đồng và lãi ròng 450 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và giảm 3% so với năm trước.
Những biến động chuỗi cung ứng liên quan đến các mức thuế quan của chính quyền Mỹ được dự báo sẽ ảnh hưởng đến tình hình cung ứng của Thiên Long. Tuy vậy, phía lãnh đạo doanh nghiệp cho biết đã tiến hành tích trữ nguyên vật liệu đủ cho mùa vụ.
Tại Đại hội, Tổng giám đốc cũng tiết lộ Công ty đang tiến rất gần việc chốt một thương vụ M&A.
Gemadept trấn an đã có kịch bản ứng phó với thuế quan
Lên tiếng trước chính sách thuế mới của Mỹ, Gemadept cho biết hàng đi Mỹ hiện chiếm chưa đến 10% tại cảng Nam Đình Vũ và dưới 20% tại Gemalink. Công ty đã chủ động kịch bản ứng phó và đang thúc đẩy mạnh các tuyến dịch vụ đi châu Âu, Canada, Brazil và khu vực Nội Á.
![]() |
Gemadept cho biết hàng đi Mỹ hiện chiếm dưới 20% tại Cảng Gemalink. |
Cụ thể, hàng đi Mỹ chỉ chiếm dưới 10% tại Cảng Nam Đình Vũ và dưới 20% tại cảng nước sâu Gemalink, giúp Gemadept giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, tháng 4/2025, Gemalink đã thu hút thêm 4 tuyến dịch vụ mới đi châu Âu, Canada, Brazil - giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm tỷ trọng phụ thuộc vào Mỹ.
Cùng với đó, giao thương khu vực Nội Á được dự báo sẽ tăng tốc nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trong bối cảnh chính sách thuế mới. Gemadept định hướng nhanh chóng tận dụng cơ hội này, củng cố vị thế tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN.
Để tăng năng lực khai thác, Gemadept sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 3 của cảng Nam Đình Vũ trong quý IV/2025, nâng tổng công suất toàn cụm lên 2 triệu TEU (năm 2024 đã vượt công suất thiết kế với 1,3 triệu TEU). Tại miền Nam, Gemalink cũng đang bước vào giai đoạn 2, nâng tổng công suất lên 3 triệu TEU sau khi năm 2024 đã đạt 1.75 triệu TEU.
Công ty cũng đánh giá thuế suất nhập khẩu 0% tại Việt Nam dành cho thiết bị công nghệ, năng lượng tái tạo, dược phẩm... có thể thúc đẩy luồng hàng nhập từ Mỹ, tạo thêm động lực cho hoạt động logistics chiều ngược lại.
Gemadept đang chủ động trao đổi với khách hàng xuất nhập khẩu, các hãng tàu, phối hợp với cơ quan chức năng để thúc đẩy hàng đi sớm, hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời theo dõi sát diễn biến đàm phán chính sách thuế giữa Việt Nam và Mỹ.
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ -
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu -
PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác phân phối phân bón sinh học -
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ -
Sản phẩm sơmi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada -
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội