-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Theo chuyên gia phân tích VIS Rating, năm 2025, nhiều chính sách của Chính phủ được triển khai để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vướng mắc về pháp lý sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong trong các ngành chính mà ngân hàng cho vay như sản xuất, thương mại, xây dựng và bất động sản.
Tỷ lệ hình thành nợ có vấn đề sẽ giảm dần khi khả năng trả nợ của khách hàng cải thiện. Biên lãi ròng (NIM) cao hơn và chi phí tín dụng thấp hơn sẽ giúp cải thiện lợi nhuận và ổn định an toàn vốn.
Nguồn vốn và thanh khoản toàn ngành vẫn sẽ ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ hình thành nợ có vấn đề sẽ giảm dần khi khả năng trả nợ của khách hàng cải thiện trong bối cảnh môi trường kinh doanh tốt hơn. Đẩy mạnh đầu tư công, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ổn định và thặng dư thương mại, cùng những nỗ lực không ngừng của các cơ quan quản lý nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước và cải thiện dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2025.
Khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân cũng sẽ dần cải thiện khi thu nhập từ kinh doanh và việc làm ổn định, và giá trị bất động sản phục hồi.
Nhóm phân tích kỳ vọng tỷ lệ nợ có vấn đề toàn ngành sẽ giảm xuống 2,2% trong năm 2025 từ mức 2,3% của năm 2024, được dẫn dắt bởi nhóm ngân hàng TMCP nhà nước và một vài ngân hàng lớn có hoạt động cho vay thận trọng và ít cho vay các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn.
Tuy nhiên, báo cáo của VIS Rating cho rằng, một vài ngân hàng nhỏ và vừa vẫn sẽ đối mặt với các vấn đề liên quan khoản vay mua nhà gắn với các dự án mang tính đầu cơ. Trong thời gian tới, rủi ro quản trị vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng vì mối liên hệ chặt chẽ với các tập đoàn lớn, chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản sẽ làm tăng rủi ro hoạt động và khả năng dễ bị tổn thương hơn cho các ngân hàng khi các tập đoàn này gặp vấn đề”.
Năm 2025, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ lên 1,60% trong năm 2025 từ mức 1,55% của năm 2024, đi kèm với tăng trưởng tín dụng từ 15 - 16% trong năm 2025. Nhu cầu tín dụng kỳ hạn dài hơn từ doanh nghiệp và cho vay mua nhà sẽ cho phép các ngân hàng bù đắp một phần chi phí vốn cao hơn và ghi nhận NIM mở rộng từ 5-10 điểm cơ bản lên mức 3,5%.
Ngoài ra, thu ngoài lãi sẽ tăng nhẹ từ kinh doanh trái phiếu tổ chức tín dụng (FI), thu từ thu hồi nợ và doanh số bán bảo hiểm cải thiện từ vùng đáy. Chi phí tín dụng của nhóm ngân hàng TMCP nhà nước và một số ngân hàng lớn sẽ giảm khi chất lượng tài sản cải thiện.
Riêng các ngân hàng nhỏ và một vài ngân hàng quy mô vừa có thể phải đối mặt với nhiều thách thức để nâng cao lợi nhuận do cạnh tranh cho vay và huy động tiền gửi.
Về tăng vốn, năm 2025, mức vốn toàn ngành sẽ ổn định khi lợi nhuận và khả năng tạo vốn cải thiện cùng tăng trưởng tài sản. Vốn của nhóm ngân hàng TMCP nhà nước sẽ cải thiện nhẹ nhờ triển khai kế hoạch tăng vốn và việc trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp giữ lại vốn.
Các ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh phát hành ra công chúng trái phiếu tăng vốn cấp 2 trong năm 2025 theo Luật Chứng khoán mới để khai thác nhu cầu mạnh mẽ của các nhà đầu tư cá nhân.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành sẽ cải thiện nhẹ khi tỷ lệ hình thành nợ có vấn đề chậm lại. Một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tiếp tục gặp khó khăn trong việc cải thiện lợi nhuận và sẽ mất nhiều thời gian hơn để cải thiện bộ đệm dự phòng.
Nguồn vốn và thanh khoản sẽ vẫn ổn định nhờ đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn trái phiếu dài hạn và tăng trưởng tiền gửi tốt hơn. Khi tăng trưởng cho vay tốt hơn, cạnh tranh huy động tiền gửi sẽ gia tăng, và các ngân hàng quy mô nhỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn thị trường ngắn hạn và có bộ đệm tài sản thanh khoản ở mức yếu sẽ đối mặt với áp lực chi phí vốn tăng cao và căng thẳng thanh khoản.
-
Một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với nợ xấu bất động sản tại các dự án đầu cơ -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt